K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2018

Fron là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay fron, kí hiệu là F.

Trên mỗi bán cầu có 2 fron căn bản:

- Fron địa cực (FA): là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí : cực & ôn đới

- Fron ôn đới (FP): là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí : ôn đới & chí tuyến.

* Phân biệt frong nóng và fong lạnh

- Frông nóng là frông có khối khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh lùi vê phía sau. Khối không khí nóng sẽ trượt dân lên trên mặt phân cách, nên lạnh đi đoạn nhiệt, ngưng kết hơi nước. Trong khi không khí lạnh lùi, lớp không khỉ dưới thấp chịu ma sát nên mặt phân cách chuyên chậm, frông nghiêng thoải.

- Frông lạnh là frông có khối không khí lạnh chủ đông đẩy lùi khối không khí nóng ở phía trên, vì sức ì cùa khối không khí nóng, khối không khí lạnh dưới mặt frông hình thành một cái nêm tù đẩy khối không khí nóng và buộc nó nâng lên cao, nhiệt độ hạ xuống đoạn nhiệt, ngưng kết thành mây. Lúc này mặt frông tương đổi dốc so với mặt đất.

Chúc em học tốt!

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
6 tháng 1 2021

Chọn C nha bạn

20 tháng 7 2018

Mưa của frông là do không khí nóng gặp không khí lạnh và bị đẩy lên, còn dải hội tụ nhiệt đới là do áp thấp. Phạm vi hoạt động của frông tập trung nhiều ở vùng ôn đới, không có ở ở vùng xích đạo; còn dải hội tụ nhiệt đới chỉ quanh khu vực xích đạo, ít khi lên tới chí tuyến.

Chúc em học tốt!

20 tháng 7 2018

2.

Fron là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay fron, kí hiệu là F.

Trên mỗi bán cầu có 2 fron căn bản:

- Fron địa cực (FA): là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí : cực & ôn đới

- Fron ôn đới (FP): là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí : ôn đới & chí tuyến.

* Phân biệt fron nóng và fon lạnh

- Frông nóng là frông có khối khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh lùi vê phía sau. Khối không khí nóng sẽ trượt dân lên trên mặt phân cách, nên lạnh đi đoạn nhiệt, ngưng kết hơi nước. Trong khi không khí lạnh lùi, lớp không khỉ dưới thấp chịu ma sát nên mặt phân cách chuyên chậm, frông nghiêng thoải.

- Frông lạnh là frông có khối không khí lạnh chủ đông đẩy lùi khối không khí nóng ở phía trên, vì sức ì cùa khối không khí nóng, khối không khí lạnh dưới mặt frông hình thành một cái nêm tù đẩy khối không khí nóng và buộc nó nâng lên cao, nhiệt độ hạ xuống đoạn nhiệt, ngưng kết thành mây. Lúc này mặt frông tương đổi dốc so với mặt đất.

Chúc em học tốt!

22 tháng 12 2021

Vùng ôn đới có mưa nhiều do:

A.sự hđ của dải hội tụ nhiệt đới và frong địa cực

B.sự hđ của gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới

C.hđ của gió Tây ôn đới và frong ôn đới

D.sự chênh lệnh khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa 

14 tháng 12 2022

Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

- Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.

- Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

 

- Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.

- Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.

- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.

15 tháng 12 2022

- Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất: gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch và gió mùa.

- Đặc điểm:

Gió Đông cực

+ Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu nam.

+ Tính chất: lạnh và khô.

Gió Tây ôn đới

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

Gió Mậu dịch (Tín phong)

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về ấp thấp xích đạo.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: khô.

Gió mùa:

+ Thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Hướng gió: 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.

+ Tính chất: mùa hạ ẩm, gây mưa lớn; mùa đông thường lạnh và khô.

3 tháng 2 2023

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):

Nguyên nhân nhiệt lực:

+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.

Nguyên nhân động lực:

+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

14 tháng 12 2022

* Nguyên nhân thay đổi của khí áp

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.

- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.

- Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.

* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

- Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).

- Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).

- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).

- Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).

Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.