Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:
Bước 1: Trước khi lập dàn ý, chúng ta cần chọn đề tài và lên ý tưởng cho câu chuyện, hình thành cốt truyện cơ bản.
Bước 2: Người viết cần có được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Từ đề tài và ý tưởng đã lên, người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để gắn kết, tại sự logic cho các sự việc chính.
Bước 3: Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian). Tìm kiếm các chi tiết nhỏ: các không gian của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, tâm trạng của nhân vật…
Bước 4: Sắp xếp các chi tiết đã có vào một dàn ý chi tiết.
Qua lời kể của nhà văn, chúng ta có thể học tập:
+ Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện cơ bản cho truyện
+ Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật chính – phụ
+ Lên ý tưởng các sự việc chính, sự việc đặc biệt để tạo điểm nhấn và sự liên kết mạch lạc cho truyện.
+ Sắp xếp sự việc, lập dàn ý cơ bản cho truyện trước khi viết chi tiết.
- Cấu tạo của một lập luận:
+ Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng.
+ Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.
- Các thao tác nghị luận:
+ Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
+ Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh.
- Muốn lập được dàn ý cho bài nghị luận, cần:
+ Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).
+ Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.
+ Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.
- Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh:
Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
- Cách viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe) ...
- Cách viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:
+ Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.
+ Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.
+ Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.
- Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).
Lựa chọn đề tài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.
Tìm ý và sắp xếp ý:
- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà; có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.
- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến của câu chuyện: Khi gặp bà có tâm trạng vui mừng, nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì lại có tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ lúc nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng là tâm trạng khi phải xa nhà.
- Từ những ý phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị của tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình.
* Luyện tập nói: Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả