Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kênh đào Panama (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km (6.000 dặm), chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km hay 14.000 dặm). Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km (48 dặm) chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch (cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào.
Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế. Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Vào năm 2002 nói chung có khoảng 800.000 tàu đã sử dụng kênh đào.
Kênh đào có thể tiếp nhận các tàu thuyền từ các du thuyền tư nhân nhỏ tới các tàu thương mại tương đối lớn. Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax; một lượng đang gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, được biết đến với tên gọi tàu thuyền hậu Panamax. Một chuyến đi thông thường của tàu hàng qua kênh đào mất khoảng 9 giờ. 14.011 tàu đã đi qua trong năm 2005, với tổng cộng 278,8 triệu tấn, trung bình gần 40 tàu mỗi ngày
Tham khảo:
Kỳ nghỉ hè năm nay em được về quê thăm ông bà ngại. Khi trên xe, em đã rất háo hức. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em.
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả. Khi đến giờ về, ông bà đã ra ngoài và tiễn em đến tật lúc em đã lên xe. Khi đó xe đã đi nhưng quay lại em vẫn thấy ông bà đứng trước cửa. Khi đi qua cánh đồng, những bông lúa nhấp nhô như đang chào tạm biệt em.
Em rất yêu đồng lúa quê hương em vì đó là nơi người nông dân làm ra gạo cho chúng ta ăn. Em mong đến kỳ nghỉ hè thật nhanh để em có thể về chơi với ông bà và ngắm cánh đồng quê hương.
Tần Thủy Hoàng tên huý là Chính , tính Doanh, thị Triệu , là vị vua thứ 36 của nước Tần và trở thành vị hoàng đế lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi vua của nước Tần vào năm 13 tuổi, và trở thành hoàng đế vào năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thươngvà nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng Đế" và tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế
Tần Thủy Hoàng là người đã đánh dấu sự khởi đầu Trung Hoa đế quốc mà chỉ kết thúc với sự sụp đổ của nhà Thanh vào năm 1912. Sau khi thống nhất Trung Hoa, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất, thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, đi lại, đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ.Ông đã tiến hành nhiều đại dự án, bao gồm việc xây dựng trường thành ở phương bắc, đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành, kênh Linh Cừ, cung A Phòng, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bảo vệ bởi đội quân đất nung, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để dập tắt những ý kiến trái chiều và áp đặt tư tưởng theo trường phái Pháp gia, ông đã cho đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống nhiều học giả. Ông trị vì 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm, qua đời vì bệnh vào năm 210 TCN ở tuổi 49.
Tần Thủy Hoàng xuất thân là Hoàng tử Triệu Chính ở nước Tần. Ông cai trị đất nước bằng triết lý của Pháp gia, theo đó đề cao luật pháp nghiêm minh, các hình phạt hà khắc, và sử dụng gián điệp. Một trong những tài năng lớn nhất của Triệu Chính chính là dùng người. Ông sử dụng Lý Tư, một viên quan thông thái, để nghe ý kiến về những triết lý của Pháp gia, dùng các tướng để chống lại các nước thù địch ở Trung Quốc, và các quan lại để trị quốc.
Đến năm 221 TCN, Triệu Chính đã chinh phục được tất cả các nước ở Trung Quốc. Ông lấy tên là Tần Thủy Hoàng (vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần). Ông khẳng định đầy kiêu hãnh rằng triều đại của mình sẽ trị vì một ngàn năm.
Nhằm duy trì sự cai trị cứng rắn, vua Tần chia các nước đối lập thành các hạt. Ông cho phá hủy mọi ghi chép thời trước và yêu cầu giới quý tộc định cư tại kinh đô Hàm Dương. Tần Thủy Hoàng bổ nhiệm các quan lại đứng đầu các hạt, đồng thời sử dụng những biện pháp đơn giản và gián điệp để đảm bảo lòng trung thành của các quan lại này. Ông áp đặt hệ thống luật pháp, tiền tệ, đo lường và hệ thống chữ viết đồng bộ trên toàn bộ vương quốc. Bằng sự kiểm soát cứng rắn này, ông đã xây dựng được một xã hội hiệu quả và trật tự.
Những vị quan theo đạo Khổng chỉ trích những phương thức hà khắc của Tần Thủy Hoàng. Vị hoàng đế đáp trả bằng cách giết chết 400 Nho sĩ và ra lệnh đốt toàn bộ các tác phẩm của Khổng Tử. Ông ép các học giả khác cùng với các nhóm phu phải đi xây đường, đào kênh, đắp đê và dựng tường thành. Dưới thời Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành đã được xây dựng chỉ từ vài bức tường nhỏ bé.
Hoàng đế còn cho xây dựng một ngôi mộ rộng lớn, với một đội quân và ngựa bằng đất nung để bảo vệ ông sau khi chết. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, các cuộc cách mạng nổ ra và triều đại của ông sụp đổ chỉ trong vòng ba năm.
Tần Thủy Hoàng đã có công thống nhất và củng cố đất nước Trung Quốc; tuy nhiên sử gia thời xưa cũng như thời nay đều lên án sự cai trị tàn bạo của ông.