I.Trắc nghiệm
1. Địa hình Châu Á chủ yếu là
A. hệ thống núi và sơn nguyên cao trung bình.
B. hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng cao.
C. hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ bậc nhất thế giới.
D. hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á (2002) là
A. 1,0% B. 1,3% C. 1,4% D. 2,4%
3 Hai khu vực điển hình cho khí hậu nhiệt đới gió mùa ở châu Á là
A. Đông Á và Đông Nam Á. B. Đông Á và Nam Á.
C. Nam Á và Đông Nam Á. D. Trung Á và Nam Á.
4. Chủng tộc Môngôlôit ở Châu Á phân bố tập trung ở các khu vực
A. Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á. B. Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á.
C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á. D. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á
5. Sông ngòi Bắc Á không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Mùa xuân, băng tuyết tan. B. Sông thường gây ra lũ băng lớn.
C. Các sông chảy theo hướng từ nam lên bắc. D. Mạng lưới sông thưa thớt.
6. Dựa vào bảng số liệu sau: Hãy cho biết dân số Châu Á năm 2002 tăng gấp bao nhiêu lần năm 1800?
Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002
Số dân (Triệu người) 600 880 1402 2100 3110 3766
A. 6,2 B. 6,3
C. 6,4 D. 6,5
7. Diện tích Châu Á là 44,4 triệu km2, dân số Châu Á năm 2002 là 3.766 triệu người, vậy mật độ dân số trung bình là
A. 85 người/km2. B. 10 người/km2.
C. 75 người/km2. D. 50 người/km2.
8. Dựa vào bảng số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở Thượng Hải (Trung Quốc)
Tháng
Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (0C) 3,2 4,1 8,0 13,5 18,8 23,1 27,1 27,0 22,8 17,4 11,3 5,8
Lượng mưa (mm) 59 59 83 93 93 76 145 142 127 71 52 37
Mùa đông ở Thượng Hải kéo dài từ tháng
A. 8 đến tháng 4 năm sau B. 9 đến tháng 5 năm sau
C. 10 đến tháng 4 năm sau D. 11 đến tháng 3 năm sau
9. Chiều dài Bắc – Nam của Châu Á là:
A. 8200km. B. 8350km. C. 8500km. D. 8600km
10. Châu Á tiếp giáp với châu lục nào sau đây:
A. châu Âu và châu Phi B. châu Âu và châu Mĩ
C. châu Mĩ và châu Đại Dương D. châu Phi và châu Mĩ
11. Các núi và sơn nguyên ở châu Á tập trung
A. vùng phía đông châu Á. B. vùng trung tâm châu Á.
C. vùng phía bắc châu Á. D. vùng phía tây châu Á.
12. Sông Mê Công bắt nguồn từ khu vực nào của châu Á?
A. Sơn nguyên Iran B. Sơn nguyên Tây Tạng
C. Sơn nguyên Trung Xibia D. Sơn nguyên Mông Cổ
13. Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?
A.Ô-xtra-lô-ít B.Ơ-rô-pê-ô-ít C.Môn-gô-lô-ít D.Nê-grô-ít.
14. Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?
A. A-rập-xê-út B.Trung Quốc C.Ấn Độ D. Pa-ki-xtan
15. Việt Nam nằm trong nhóm nước
A. có thu nhập thấp B. thu nhập trung bình dưới
C. thu nhập trung bình trên D. thu nhập cao.
16. Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực (lúa gạo) nhiều nhất thế giới?
A. Thái Lan, Việt Nam B. Trung Quốc, Ấn Độ
C. Ấn Độ, Mông Cổ D. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.
17. Rừng nhiệt nhiệt đới ẩm của châu Á phân bố ở khu vực có khí hậu:
A. Gió mùa B. Lục địa. C. Hải Dương D. Ôn đới.
28. Việt Nam thuộc kiểu khí hậu:
A. Ôn đới lục địa B. Ôn đới hải dương C. Nhiệt đới gió mùa D. Nhiệt đới khô
19. Sông Mê Công bắt nguồn từ khu vực nào của châu Á?
A. Sơn nguyên Iran B. Sơn nguyên Tây Tạng
C. Sơn nguyên Trung Xibia D. Sơn nguyên Mông Cổ
20. Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?
A.Ô-xtra-lô-ít B.Ơ-rô-pê-ô-ít C.Môn-gô-lô-ít D.Nê-grô-ít.
21. Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?
A. A-rập-xê-út B.Trung Quốc C.Ấn Độ D. Pa-ki-xtan
22.Việt Nam nằm trong nhóm nước
A. có thu nhập thấp B. thu nhập trung bình dưới
C. thu nhập trung bình trên D. thu nhập cao.
23. Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực (lúa gạo) nhiều nhất thế giới?
A. Thái Lan, Việt Nam B. Trung Quốc, Ấn Độ
C. Ấn Độ, Mông Cổ D. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.
24. Chọn các từ, cụm từ: “giảm, dân số, ổn định, phát triển, đông nhất, ít nhất, khá cao” điền vào câu sau cho đủ ý:
Châu Á có dân số …(1)… chiếm 61% dân số thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên so với các châu lục khác …(2)…, chỉ đứng sau Châu Phi và đạt mức trung bình của thế giới. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số của các nước Châu Á đã …(3)… đáng kể do thực hiện chính sách ..(4).. nhưng chưa đến giai đoạn ổn định như các nước phát triển châu Âu.
II. Tự luận
- Xem cách vẽ biểu đồ cột và nhận xét biểu đồ
- Dựa lược đồ H. 2.1 (SGK) nhận xét và giải thích sự phân bố khí hậu Châu Á
- Đặc điểm nhiệt độ, mưa qua biểu đồ khí hậu (trang 9, SGK)
- Quan sát H6.1 SGK. Giải thích nguyên nhân sự phân bố
- So sánh thành phần chủng tộc của Châu á và Châu Âu
Bài 1:
Dạng địa hình
Tên địa hình
Vị trí
Dãy núi
- Cooc-đi-e
- An-đét
- A-pa-lat
- Át lát
- Đrê-ken-bec
- An-pơ
- Xcan-đi-na-va
- Cap-ca
- Thiên Sơn, Hin-đu-cuc, Côn Luận, An-tai, Xai-an
- Hi-ma-lay-a
- Phía tây Bắc Mĩ
- Phía tây Nam Mĩ
- Đông nam Bắc Mĩ
- Tây Bắc châu Phi
- Nam Phi
- Tây Âu
- Bđ. Xcan-đi-na-va (Na uy)
- Phía bắc Bđ. A-rap (Tây Á)
- Lãnh thổ trung tâm của Trung Quốc
- Phía nam Trung Quốc (ranh giới Trung Quốc – Nê-pan)
Sơn nguyên
- Bra-xin
- Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi
- A-ráp
- I-ran
- Tây Tạng
- Trung Xi-bia
- Đê-can
- Ô-xtrây-li-a
- Phía đông lãnh thổ Nam Mĩ
- Phía đông châu Phi
- Khu vực Tây Nam Á (Bđ. A-rap)
- Trung Á
- Nội địa, trung tâm Trung Quốc
- Vùng trung tâm LB Nga
- Phía nam Ấn Độ (Nam Á)
- Phía tây bắc lục địa Ô-xtrây-li-a
Đồng bằng
- A-ma-dôn
- La-pla-ta
- Công-gô
- Đông Âu
- Tây Xi-bia
- Ấn Hằng
- Hoa Bắc
- Mê Công
- Phía bắc của Nam Mĩ
- Phía nam của Nam Mĩ
- Phía tây của khu vực giữa châu Phi
- Phía tây LB Nga
- Phía bắc Ấn Độ
- Đông Bắc Trung Quốc
- Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia,…)