K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2020

hình như đề đáng lẽ là Ai là gì ? chứ bạn

câu Ai là gì là:

bạn ấy lại làm bài tập 

cậu ấy thường nghịch ngợm ở lớp

đề bài cho ai  thế nào mới đúng

Trừ câu Em là tổ trưởng ra còn tất cả đều là câu kể Ai thế nào ?

7 tháng 2 2020

Trừ 2 câu đầu còn lại đều là ai thế nào 

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

164

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Ông Trạng thả diều   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi...
Đọc tiếp

Ông Trạng thả diều

   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

   Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

   Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(theo TRINH ĐƯỜNG)

Câu 1

Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Câu 2

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Câu 3

Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?

3 bạn nhanh nhất mik tick :P

3
29 tháng 12 2021

Câu 1

Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

Câu 2

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

Câu 3

Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?

Vì cho dù chú bận làm, bận học mà cánh diều vẫn bay cao. Hơn nữa, đã thế lại còn đỗ Trạng Nguyên.

29 tháng 12 2021

1.Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.

2.Nguyễn Hiền rất ham học và chịu khó. Nhà nghèo phải nghỉ học nhưng cậu vẫn chịu khó và tìm mọi cách để học tập. Cậu xin thầy đứng ngoài lớp nghe giảng; mượn vở về học; sách vở của chú là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn học là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Chú làm bài thi vào Lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

3.Chú bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều" vì chú rất ham thả diều, còn bé tí đã biết làm lấy diều để chơi, vừa chăn trâu vừa thả diều, vừa đi học vừa chơi diều, trước khi đi thi còn chơi diều. Chú đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi - cái tuổi còn chơi diều.

Chọn các từ tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái để điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau :Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng ..... Là học...
Đọc tiếp

Chọn các từ tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái để điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau :

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng ..... Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không ..... Minh giúp đỡ các bọn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bọn hay mặc cảm ..... nhất cũng dần dần thấy ..... hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào .....

Lớp 4A chúng em rất ..... về bạn Minh.

1
16 tháng 1 2017

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng tự trọng. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiêu. Minh giúp đỡ các bọn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bọn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái.

Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa...
Đọc tiếp

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?

a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c) Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bọn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hơn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:

d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi ? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :

1
30 tháng 7 2018

a, Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).

b, Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

c, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

d, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

18 tháng 3 2017

a) Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu, bắn bi. Các bạn nữ nhảy dây, chơi banh đũa, em cùng các bạn của mình chơi ô quan

b) Lớp em mỗi bạn một vẻ, Thắng mập nhất lớp nên cả lớp gọi là Thắng mập, Hương vừa cao vừa gầy nên được gọi là Hương còi. Nam nóng nảy lại bộc trực nên các bạn gọi Nam tàu hỏa.

c) Em xin giới thiệu với chị các thành viên của tổ em. Đây là bạn Sinh. Bạn ấy là một cây toán cừ khôi đấy ạ ! Còn đây là Phúc, bạn ấy là học sinh giỏi môn Văn. Bạn Dũng là ca sĩ của lớp. Còn em là tổ trưởng tổ 2, em tên là Diễm.

1+1=?ĐIỀU KỲ LẠ CỦA CHÚNG TA!Sau trận hỏa hoạn kinh hoàng thiêu cháy nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), nhiều người tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại để mặc nó xảy ra mà không làm gì cả?Đó là một thắc mắc tương tự hậu biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, khi đó, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và MC đã hỏi cô ta như sau:“Tại...
Đọc tiếp

1+1=?

ĐIỀU KỲ LẠ CỦA CHÚNG TA!

Sau trận hỏa hoạn kinh hoàng thiêu cháy nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), nhiều người tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại để mặc nó xảy ra mà không làm gì cả?

Đó là một thắc mắc tương tự hậu biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, khi đó, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và MC đã hỏi cô ta như sau:

“Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy?”

Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy: “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là người "quân tử" nên đã lẳng lặng rút lui

Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?

Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh..., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý!

Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: "Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v...". Và chúng ta cũng đã đồng ý!

Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa. Thế rồi con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta bảo rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều mà chính thực tế gia đình ông ấy thất bại. Và chúng ta cũng đồng ý luôn !!!

Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một thai nhi, một người thân hay chính mình

Điều Kỳ Lạ... là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục

Điều Kỳ Lạ... là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói

Điều Kỳ Lạ... là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp

Điều Kỳ Lạ... là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì về bạn

Điều Kỳ Lạ… là chúng ta lại hay lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta, hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta

Hãy chia sẻ thông điệp này, nếu bạn nghĩ nó đáng được gửi đi. Nếu không, bạn cứ vứt nó đi, cũng chẳng ai biết đâu!

Nhưng nếu bạn cắt đứt chuỗi suy nghĩ này, thì đừng bao giờ than phiền về tình trạng tồi tệ của thế giới chúng ta đang sống

0
2 tháng 7 2020

trả lời :

Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến.

Vạc thì lười biếng,không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ.

*Ryeo*

2 tháng 7 2020

Giải 

*Câu kể Ai thế nào : -Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến.

                               -Vạc thì lười biếng,không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ.

18 tháng 11 2018
Câu hỏi Dùng làm gì
a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này.” Câu hỏi được dùng để thể hiện yêu cầu.
b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?” Câu hỏi được dùng để thể hiện ý chê trách.
c) Chị tôi cười : “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? ” Câu hỏi được dùng để chê.
d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ?” Câu hỏi được dùng để nhờ cậy giúp đỡ.