K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

- Sinh sản là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật riêng biệt mới. Sinh sản là một đặc điểm cơ bản của tất cả sự sống. Các kiểu sinh sản được chia thành hai nhóm chính là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Đối với sinh sản vô tính, một cá thể mới có thể được tạo ra mà không liên quan gì đến một cá thể khác của loài đó. Sự phân chia của một tế bào vi khuẩn thành 2 tế bào là một ví dụ điển hình về kiểu sinh sản này. Tuy nhiên, sinh sản vô tính không bị giới hạn đối với sinh vật đơn bào mà hầu hết thực vật đều cũng có khả năng sinh sản theo phương thức này.

Sinh sản hữu tính đòi hỏi phải có mối quan hệ giữa hai cá thể, đặc trưng bằng giới tính. Sinh sản bình thường ở người là một ví dụ phổ biến về sinh sản hữu tính.

- 2 loại: sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính:

+ Sinh sản vô tính là quá trình tạo ra một sinh vật mới với các đặc điểm giống hệt cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật liệu di truyền của một cá thể khác.

+ Sinh sản hữu tính là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật mới bằng cách kết hợp vật liệu di truyền từ hai các thể khác nhau của loài. Mỗi sinh vật bố mẹ góp một nửa yếu tố di truyền tạo ra giao tử đơn bội. Hầu hết sinh vật tạo ra hai kiểu giao tử khác nhau. Trong các loài bất đẳng giao , hai giới tính gồm đực (sản xuất tinh trùng hay tiểu bào tử) và cái (sản xuất trứng hay đại bào tử). Trong loài đẳng giao , các giao tử là tương tự hoặc giống hệt nhau về hình dạng, nhưng có thể chia tách thuộc tính và sau đó chúng có thể được đặt những tên gọi khác nhau. Ví dụ, trong tảo lục, chúng có các giao tử dạng "cộng" và "trừ". Một vài sinh vật như ciliates, chúng có nhiều hơn hai loại giao.

- Bài 3. Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh

15 tháng 3 2017

- Sinh trường thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp làm thân và rễ cây to ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

- Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây Hai lá mầm. Kết quả làm thân và rễ to ra.

- Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ tầng sinh bần.

4 tháng 3 2017

Quan sát hình 23.3a và 23.3c thấy cây có thân và rễ sinh trường theo hướng nằm ngang vì cây được gắn vào máy hồi chuyển (clinostat) quay chậm để triệt tiêu sự kích thích của trọng lực từ mọi phía.

- Phản ứng của thân và rễ cây đối với sự kích thích của trọng lực có sự khác nhau là:

    + Thân uốn cong lên trên (hướng trọng lực âm).

 

    + Rễ uốn cong về phía trước (hướng trọng lực âm).

- Cho ví dụ về loài động vật có sinh sản hữu tính. - Điền dấu X cho câu đúng về khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật: A – Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể mới rất giống nhau và thích nghi với môi trường sống. B – Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội...
Đọc tiếp

- Cho ví dụ về loài động vật có sinh sản hữu tính.

- Điền dấu X cho câu đúng về khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật:

A – Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể mới rất giống nhau và thích nghi với môi trường sống.

B – Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra các cá thể mới thích nghi với môi trường sống.

C – Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

D – Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra các cá thể mới qua hợp nhất của hai loại giao tử của bố và mẹ nên con cái rất giống với bố mẹ.

1
4 tháng 8 2019

- Ví dụ về loài động vật có sinh sản hữu tính: rắn, ếch, thằn lằn bóng, cá chép, gà, chó,…

- Đáp án đúng về khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật: C – Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

13 tháng 6 2019

- Một số động vật có sinh sản vô tính: trùng roi, trùng đế giày, thủy tức, hải quỳ, ong,…

- Đáp án đúng về khái niệm sinh sản vô tính ở động vật: A – Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

14 tháng 12 2021

C

14 tháng 12 2021

C

30 tháng 9 2018

a. Chậu cây đặt cạnh cửa sổ có ngọn cây cong về phía có ánh sáng.

Chậu cây đặt ngoài trời có ngọn cây mọc thẳng.

Giải thích: Ngọn cây có hiện tượng hướng sáng do sự phân bố Auxin không đồng đều. Auxin có xu hướng tập trung về phía khuất ánh sáng làm cho ngọn cây cong về phía có ánh sáng. Có nhiều cách giải thích vì sao Auxin tập trung về phía khuất ánh sáng. Ví dụ như có cách giải thích: khi có ánh sáng chiếu về 1 phía có sự phân cực điện theo chiều ngang của TB và ở mô sinh trưởng. Phần được chiếu sáng mang điện tích âm, phần không được chiếu sáng mang điện tích dương. Nên Auxin di chuyển về phía che bóng vì auxin mang điện tích âm →→ở phía ko được chiếu sáng có nhiều auxin hơn.

6 tháng 11 2021

Tham khảo!
Sinh sản vô tính là sự sinh ra cơ thể mới mà k kèm theo sự kết hợp tinh trùng  trứng. ... Sinh sản hữu tính là sự kết hợp giao tử đơn bội hình thành tế bào lưỡng bội, hợp tử. Con vật phát triển từ hợp tử đến lượt mk lại tạo giao tử qua giảm phân.

 

7 tháng 11 2021

Cảm ơn ạ

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...). II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không liên...
Đọc tiếp

Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...).

II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

III. Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

IV. Ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trẽn và mặt dưới của cơ quan như phiến lá, cành hoa... dưới tác động của kích thích không định hướng của ngoại cảnh gây nên

V. Ứng động không sinh trưởng xuất hiện do sự biến đổi sức trương nước bên trong các tế bào, trong các cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá chất gây ra.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
16 tháng 10 2017

I, II, III, IV và V -- đúng

Vậy: D đúng