Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lưựng mưa của trạm khí tượng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
a) Biểu đồ
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Mum-bai (Ấn Độ)
b) Nhận xét và giải thích
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm là 26 , 6 ° C do nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc chiếu sáng lớn, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 ( 30 ° C ) do có mặt trời lên thiên đỉnh ở khu vực này.
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, 2 ( 23 ° C ) do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông với tính chất lạnh và khô.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn 7 ° C do Mum-bai nằm gần chí tuyến hơn Xích đạo nên có sự chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm lớn. Mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông với tính chất lạnh và khô.
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm lớn 2783 mm do đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu gió mùa.
+ Các tháng mưa nhiều (mùa mưa), từ tháng 6 đến tháng 10, phù hợp với mùa của gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào mang theo nhiều hơi ẩm gây mưa lớn. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (617 mm) do sự hoạt động mạnh của frông, dải hội tụ nội chí tuyến, kết hợp với vai trò của gió mùa tây nam, địa hình chắn gió,...
+ Các tháng mưa ít (mùa khô), từ tháng 11 đến tháng 5, đặc biệt là tháng 12 đến tháng 4 do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc với kiểu thời tiết đặc trưng là lạnh và khô. Tháng 4 không có mưa.
Nhận xét
Hoàng Liên Sơn
Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp 12,8 ° C.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8 (16,4 ° C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (7,1 ° C).
+ Biên độ nhiệt năm là 9,3 ° C.
Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm cao nhất đạt 3553 mm.
+ Mùa mưa kéo dài 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10), tổng lượng mưa trong các tháng này đạt 3168 mm (chiếm 89,2% lượng mưa cả năm). Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (680 mm).
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Mộc Châu
Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao 23,6 ° C, có 4 tháng nhiệt độ dưới 20 ° C.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 (28,9 ° C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (17,4 ° C).
+ Biên độ nhiệt trung bình năm cao 11,5 ° C
Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm là 1746 mm.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 (396 mm). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhận xét và giải thích
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là 23 , 5 o C , do nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc chiếu sáng lớn; có 3 tháng nhiệt độ dưới 20 o C (tháng 12, 1, 2) do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh khô (nửa đầu mùa đông), lạnh ẩm (nửa sau mùa đông).
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 ( 28 , 9 o C ), do đây là khoảng thời gian có Mặt Trời lên thiên đỉnh; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 ( 16 , 4 o C ) do sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc.
Biên độ nhiệt trung bình năm lớn 12 , 5 o C do Hà Nội nằm gần chí tuyến, mà chúng ta biết càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. Ngoài ra, còn do sự hoạt động của gió mùa (gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ).
Lượng mưa:
Tổng lượng mưa trung bình năm là 1676,2 mm, do nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt, ẩm. Các khối khí di chuyển qua biển đem lại lượng mưa lớn.
Các tháng mưa nhiều (mùa mưa): kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 (mưa vào hạ - thu) do sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Nam mang mưa.
Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (318,0 mm) do sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Nam, bão, dải hội tụ nhiệt đới,...
Các tháng mưa ít (mùa khô): từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (18,6 mm).
Tham Khảo:
a. Sự phân hóa khí hâu theo độ cao.
* Phân hóa về chế độ nhiệt: Thể hiện qua các trạm khí hậu Đà Lạt (ở độ cao 1.000 - 1.500m) và Nha Trang (ở độ cao 0 - 50m).
- Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt là 180C, Nha trang là 26C, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 địa điểm là 80C. Nguyên nhân: do Đà Lạt cao hơn nhiều so với Nha Trang.
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ở Đà Lạt là 200C, Nha Trang là 290C, chênh lệch nhau 90C.
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở Đà Lạt là 150C, Nha Trang là 240C, chênh lệch nhau 90C.
Như vậy, tuy nằm ở vĩ độ tương đương nhau nhưng nền nhiệt của Đà Lạt lại thấp hơn nhiều so với Nha Trang
=> Giải thích: Do Đà Lạt nằm ở độ cao lớn hơn Nha Trang, theo quy luật đai cao cứ lên 100 m nhiệt đô giảm 0,60C.
* Phân hóa về chế độ mưa:
- Những nơi cao, đóng nhiều loại gió thổi từ biển vào thì lượng mưa rất lớn như vùng núi Ngọc Linh có lượng mưa trên 2.800mm/năm.
- Những nơi thấp, khuất gió thì lượng mưa ít hơn như vùng thung lũng sông B lượng mưa chỉ từ 800 - 1600mm/năm hoặc thấp hơn.
b. Phân hóa theo hướng sườn.
* Về chế độ nhiệt: Vào mùa hạ, do nằm khuất gió nên DH Miền Trung, đặ biệt là Bắc Trung Bộ chịu tác động của hiệu ứng Phơn rõ rệt, nền nhiệt độ lên cao.
* Về chế độ mưa.
- Tổng lượng mưa:
+ Những nơi nằm ở sườn đón gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa nhiều như Bắc Trung bộ và Tây nguyên.
+ Những nơi có địa hình song song với hướng gió hoặc ít đón gió thì mưa ít như vùng cực Nam Trung Bộ.
- Thời gian mưa:
+ Duyên hải miền Trung có mưa vào thu đông, mùa hạ mưa ít và nóng: Đồng Hới có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII; Đà Nẵng có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII; Nha Trang có mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII, mùa khô từ tháng I đến tháng VIII;
=> Giải thích: Vào mùa hạ, vùng DH miền Trung nằm khuất gió mùa Tây Nam, đường bờ biển song song với hướng gió Nam, Đông Nam nên chịu tác động của gió phơn khô nóng. Vào mùa đông, do nằm ở sường đóng gió Đông Bắc từ biển thổi vào nên có lượng mưa nhiều.
+ Tây Nguyên có mưa mùa hạ, mùa khô rõ rệt vào mùa đông: Đà Lạt có mùa từ tháng IV đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng III.
=> Nguyên nhân: Vào mùa hạ Tây Nguyên nằm ở sườn đón gió tây Nam từ biển thổi vào nên mưa nhiều. Mùa đông, Tây Nguyên nằm ở vị trí khuất gió Đông Bắc nên có lượng mưa ít.
c. Sự phân hóa Đông - Tây.
Biểu hiện gần như trùng với sự phân hó theo độ cao vì đặc điểm là dãy núi Trường Sơn có địa hình cao ở phía Tây, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Như vậy, địa hình dãy Trường Sơn làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao và theo hướng sườn mà biểu hiện rõ nhất là ở khu vực miền Trung.
tham khảo :
Sự phân hóa khí hâu theo độ cao.
* Phân hóa về chế độ nhiệt: Thể hiện qua các trạm khí hậu Đà Lạt (ở độ cao 1.000 - 1.500m) và Nha Trang (ở độ cao 0 - 50m).
- Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt là 180C, Nha trang là 26C, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 địa điểm là 80C. Nguyên nhân: do Đà Lạt cao hơn nhiều so với Nha Trang.
Địa điểm | Đặc điểm chế độ nhiệt | Đặc điểm chế độ mưa | |
E-Ri-at | Nhiệt độ trung bình năm cao, tháng có nhiệt độ cao nhất trên 30 độ C từ tháng 5 đến tháng 9 | Lượng mưa trong năm rất thấp, 82mm, các tháng không mưa 5,7,8,9,10 | |
Y-an-gun | Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 25 độ C |
|
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải
b) Nhận xét
- Chế đô nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp ( 15 , 2 ° C ), có 8 tháng nhiệt độ dưới 20 ° C (từ tháng 10 đến tháng 5), trong đó có 6 tháng nhiệt độ dưới 15 ° C (từ tháng 11 đến tháng 4).
+ Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 ( 3 , 2 ° C ), nhiệt độ cao nhất là tháng 7 ( 27 , 1 ° C ).
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn ( 23 , 9 ° C ).
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm là 1037 mm.
+ Các tháng mưa nhiều (mùa mưa) là 7, 8, 9 (mưa vào mùa hạ), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (145 mm).
+ Các tháng mưa ít (mùa khô), từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau (9 tháng), tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 (37 mm).
+ Chênh lệch lượng mưa giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 108 mm.
- Thượng Hải thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ kết hợp thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở trạm Y-an-gun
b) Nhận xét
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao 27 , 4 ° C , không có tháng nào nhiệt độ dưới 25 ° C .
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 1 ( 25 , 1 ° C ), nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 4 ( 30 , 4 ° C ).
+ Biên độ nhiệt trung bình năm thấp 5 , 3 ° C .
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm cao, đạt 2649 mm.
+ Các tháng mưa nhiều (mùa mưa), từ tháng 5 đến tháng 10 (phù hợp với mùa của gió mùa tây nam) với tổng lượng mưa là 2508 mm (chiếm 94,7% tổng lượng mưa cả năm). Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (578 mm).
+ Các tháng mưa ít (mùa khô), từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 (4 mm).
+ Chênh lệch lượng mưa giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 574 mm.
Nhận xét và so sánh
Chế độ nhiệt:
Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP. Hồ Chí Minh ( 23 , 5 o C so với 27 , 1 o C ). Hà Nội có 3 tháng (12, 1, 2) có nhiệt độ dưới 20 o C , trong đó có 2 tháng dưới 18 o C (tháng 1,2).
Hà Nội có 4 tháng (6, 7, 8, 9) có nhiệt độ cao hơn TP. Hồ Chí Minh, các tháng còn lại có nhiệt độ thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ quanh năm cao và không có tháng nào nhiệt độ dưới 25 o C .
Ở Hà Nội, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 ( 28 , 9 o C ), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 ( 16 , 4 o C ). Còn ở TP. Hồ Chí Minh, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 ( 28 , 9 o C ), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 ( 25 , 7 o C ).
Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội ( 12 , 5 o C ) cao hơn TP. Hồ Chí Minh ( 3 , 2 o C ).
Chế độ mưa:
Tổng lượng mưa trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội (1930,9 mm so với 1676,2 mm).
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có lượng mưa nhiều (mùa mưa) từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trong các tháng này ở TP. Hồ Chí Minh hầu hết đều cao hơn Hà Nội (trừ tháng 8).
Tháng có lượng mưa cao nhất ở Hà Nội là tháng 8 (318,0 mm), còn tháng có lượng mưa cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 9 (327,0 mm).
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa ít (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ở các tháng 11, 12, TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn, nhưng ở các tháng 1, 2, 3, 4, TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.
Tháng có lượng mưa thấp nhất ở Hà Nội là tháng 1 (18,6 mm), còn tháng có lượng mưa thấp nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 2 (4,1 mm).