Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Điểm giống :
+ Đều sống theo lối giản dị , đạm bạc
Điểm khác :
- Các nhà hiền triết :
+ sống ẩn dật , sâu trong vùng ít ai biết tới
+ sống khắc khổ theo lối tu hành
- Bác :
+ sống giản dị nhưng thanh cao
+ sống hòa hợp ,gần gũi với thiên nhiên
+ sống sôi nổi với đời sống của nhân dân
=> Việc so sánh cho ta thấy cả 3 đều có tâm hồn yêu thiên nhiên nhưng cách yêu cảm cảm nhận lại khác nhau, Bác chúng ta luôn có cách cảm nhận riêng mà các nhà hiền triết kia chưa làm được
Tham khảo:
Nhà văn đã so sánh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Điểm giống nhau: Họ đều có lối sống thanh cao, giản dị để “ di dưỡng tâm hồn”. Lối sống ấy cũng là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.
- Tác dụng của việc so sánh: một lần nữa tôn vinh sự cao đẹp trong lối sống giản dị của Bác Hồ; bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ với Bác như với các bậc hiền triết xưa.
Tham khảo:
Điểm giống :
+ Đều sống theo lối giản dị , đạm bạc
Điểm khác :
- Các nhà hiền triết :
+ sống ẩn dật , sâu trong vùng ít ai biết tới
+ sống khắc khổ theo lối tu hành
- Bác :
+ sống giản dị nhưng thanh cao
+ sống hòa hợp ,gần gũi với thiên nhiên
+ sống sôi nổi với đời sống của nhân dân
=> Việc so sánh cho ta thấy cả 3 đều có tâm hồn yêu thiên nhiên nhưng cách yêu cảm cảm nhận lại khác nhau, Bác chúng ta luôn có cách cảm nhận riêng mà các nhà hiền triết kia chưa làm được
Tham khảo:
Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hy sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.
Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.
Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ, như cá kho, rau luộc…” “tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…”. Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc… tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.
Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo. Từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chăm sóc và yêu thương như người thân trong gia đình. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.
Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
Qua đây, chúng ta cần học tập và noi theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ.
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.
Có thể nêu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản :
– Kết hợp giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết: “Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề” (lời kể). “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” (lời bình luận). “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài” (lời kể). “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tông thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy” (lời bình luận).
– Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu :
+ Khi nói về vốn hiểu biết văn hoá sâu rộng của Bác : các chi tiết tiêu biểu từ những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Bác như đi nhiều nơi, đến nhiều nước, biết nhiều ngoại ngữ…
+ Khi nói về lối sống giản dị của Bác : các chi tiết tiêu biểu nói về việc ở, việc ăn, việc mặc của Người: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình”, “trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”, “những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”
– Dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cho thấy sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết của dân tộc :
+ Những từ ngữ Hán Việt : truân chuyên, uyên thâm, siêu phàm, tiết chế, hiền triết, thú quê thuần đức, danh nho, di dưỡng tinh thần…
+ Dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm : “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.
– Kết hợp giữa đối lập và thống nhất, hài hoà : giản dị mà thanh cao, vĩ nhân mà đời thường, truyền thống mà hiện đại, dân tộc mà nhân loại.
Bác Hồ là một tấm gương giản dị. Người giản dị trong đời sống hằng ngày, trong tác phong sinh hoạt, trong cách quan hệ ứng xử, trong lời nói, lời viết. Tất cả đều giản dị và trở lên chất phác, gần gũi. Bác sống theo lối sống giản dị cuả riêng Bác, sự giản dị xuất phát từ trái tim. Giản dị đó không theo phép tắc, không theo khuôn khổ, không theo nếp bắt buộc giống như những nhà tu hành, như những nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống thật với con người mình với một tâm hồn cũng thật giản dị luôn lộng gió thời đại và hiến dâng mình cho cả một đất nước hòa bình
Chúc bạn học tốt !!!
Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Câu chuyện 1:
Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài ăn qua ngày. Có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng cá kia. Bác Hô về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của người kham khổ đạm bạc, cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô, sợ Người không đủ sức khỏe nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng mà Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí :
- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?
Các đồng chí thưa:
- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.
Bác đáp lời:
- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quý.
Câu chuyện 2:
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.
Em tham khảo:
Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.
Em tham khảo:
Em tham khảo:
Điểm giống :
+ Đều sống theo lối giản dị , đạm bạc
Điểm khác :
- Các nhà hiền triết :
+ sống ẩn dật , sâu trong vùng ít ai biết tới
+ sống khắc khổ theo lối tu hành
- Bác :
+ sống giản dị nhưng thanh cao
+ sống hòa hợp ,gần gũi với thiên nhiên
+ sống sôi nổi với đời sống của nhân dân
=> Việc so sánh cho ta thấy cả 3 đều có tâm hồn yêu thiên nhiên nhưng cách yêu cảm cảm nhận lại khác nhau, Bác chúng ta luôn có cách cảm nhận riêng mà các nhà hiền triết kia chưa làm được
Bởi vì cả ba người trên họ đều có lối sống giản dị, đạm bạc.