K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2022
Tại sao phải đeo khẩu trang hoặc tấm chắn?

Một trong con đường lây lan chính của COVID-19 đó là lây qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi họ nói chuyện, hát, ho hoặc hắt hơi. Trong khi nghiên cứu đang được tiến hành, chúng tôi biết rằng virus có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng, có nghĩa là một số người có thể bị lây nhiễm và thậm chí không nhận ra nó.

Đó là một trong những lý do tại sao giữ khoảng cách rất quan trọng ở ổ dịch COVID-19. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể giữ khoảng cách với những người khác ở những nơi công cộng đông người, đó là lý do tại sao nên sử dụng khẩu trang vải ở những nơi như vậy để bảo những người khác.

Nhưng hãy nhớ rằng, một mình khẩu trang sẽ không ngăn được sự lây lan của COVID-19 mà tất cả chúng ta cần tiếp tục thực hiện việc giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh này, chúng ta cùng nhau có thể đánh bại COVID-19.

18 tháng 11 2018

Mở bài: Các nghề nghiệp khác thật cao sang nhưng có lẽ bác lao công trường em, em vẫn quý nhứt !

Thân bài:

- Miêu tả sơ sơ về bác lao công và công việc hàng ngày: quần áo, tay chân, đầu tóc,...

- Em vô cùng thương, ngưỡng mộ bác lao công trường em:

 + Mùa hè thì bác nhễ nhại mồ hôi, một mình dưới sân trường yên tĩnh vs ánh nắng chói chang.

+ Mùa đông thì tay chân bác run run, cầm chiếc chổi dừa quét quét, nghe xào xạc,..

- Em rất yêu quý bác lao công:

  + Bác luôn cố gắng làm công việc của mình.

+ Dù vất vả nhưng bác vẫn hiền hậu,...

- Em rất ghét những đứa khinh thường bác lao công.

- Bác là con người ấm áp, lòng nhân ái và vô cùng yêu trường,...

- Nhiều hôm thấy bác nghỉ vì ốm, em lo lắng lắm !

Kết bài:cảm nghĩ và liên hệ thực tế.

bài làm :

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.


 

(mn giải câu a, b, c giúp mk vs, mk c.ơn mn nhìu lắm ạk)a)Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.b) Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đời sống cần quan...
Đọc tiếp

(mn giải câu a, b, c giúp mk vs, mk c.ơn mn nhìu lắm ạk)

a)Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.

b) Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đời sống cần quan tâm:

- Phải trồng nhiều cây xanh.

- Việc nuôi các con vật trong nhà.

- Việc sử dụng nước ngọt.

- Việc sử dụng bao bì ni lông.

- Hiện tượng học sinh chơi game.

- Một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường.

c) Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần: nêu ý kiến của mình, giải thích vì sao, đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng.

0
Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những...
Đọc tiếp

Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.

– Tại sao bác lại chia những hạt giống tốt nhất đi, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến cùng hội chợ liên bang để cạnh tranh với sản phẩm của bác? – Phóng viên hỏi.

– Anh không biết ư?- Người nông dân thật thà đáp – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng được những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió rõ ràng sẽ làm giảm chất lượng ngô của chính trang trại của tôi. Tức là, nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt.

a) mọi người đã nghĩ thế nào về sự thanh công của người nông dân?

b)Vì sao phòng viên vô cùng ngạc nhiên khi biết người nông dân này luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh?

c)Câu chuyện muốn nói vơi chúng ta điều gì?

d) có ý kiến cho rằng:" Những người muốn được hạn phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công". Bạn có tán hành với ý kiến này ko? Vì sao ?

giúp mình mình xin, mình lạy các bạn đấy

0
Bài 2: Đọc đoạn văn và chỉ ra ý kiến ,lí lẽ, dẫn chứng của đoạn văn: a. “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn văn và chỉ ra ý kiến ,lí lẽ, dẫn chứng của đoạn văn: a. “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.  giúp mình với

 

0