Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
- Tài nguyên đất: khá đa dạng; hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feeralit.
+ Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha, chủ yếu do sông ngòi bồi đắp nên màu mỡ, địa hình bằng phẳng, thuận lợi tưới tiêu nên rất thích hợp trồng lúa, các cây lương thực khác: sắn, ngô, khoai lang. Nhóm đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, cũng thích hợp trồng các cây lương thực sắn, ngô, khoai lang,...
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng hai đến ba vụ lúa, hoa màu lương thực trong một năm.
- Tài nguyên nước: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc (chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sông); sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa. Nhìn chung, các hệ thống sông đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào.
- Sinh vật: nước ta có nhiều loại cây lương thực, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, lai tạo thành các giống cây lương thực có chất lượng cao, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.
Nước ta là nước đông dân, việc đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề quan trọng hàng đầu của ngành sản xuất lương thực. Nói cách khác, mục đích chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta là đảm bảo lương thực cho nhân dân. Khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, lương thực dư thừa sẽ phục vụ xuất khẩu thu ngoại tệ => Chọn đáp án C
- Bảo đảm LT-TP cho người dân, nhằm đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển của xã hội. dân;
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, góp phần đưa ngành chăn nuôi lên thành ngành SX chính, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
- Nguồn hàng cho xuất khẩu có giá trị như : lúa, gạo, rau quả nhiệt đới...chất lượng ngày càng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Góp phần phá thế độc canh cây lúa, biến nền NN từ nền NN mang tính tự cung tự cấp thành nền NN hàng hóa lớn.
- Cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- Tạo tiền đề vững chắc để đẩy mạnh phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ.
- Tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động dư thừa của XH, góp phần giải quyết những vấn đề cáp bách của XH trong những thập niên tới.
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phục vụ quốc phòng.
Cung cấp cho chăn nuôi từng bước đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành SX chính trong NN.
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
Gợi ý làm bài
- Bổ sung nguồn đạm động vật trong cơ cấu bữa ăn.
- Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Góp phần đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch sử dụng lao động ở nông thôn; tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; tạo ra nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
a) Điều kiện tự nhiên sản xuất cây lương thực
- Thuận lợi : tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp
- Khó khăn : Thiên tai (Bão, lũ, hạn hán...), sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực
b) Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5.6 triệu ha ( 1980) lên 7.5 triệu ha ( 2002), sau đó giảm còn 7.3 triệu ha ( 2005)
- Do áp dụng rộng rãi các biện pháp tham canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng xuất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lùa đông xuâm. Hiện nay, năng suất lúa đã đạt 49 tạ/ha/năm ( năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31.8 tạ/ha/năm)
- Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11.6 triệu tấn năm 1980 lên 19.2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước, Việt nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/năm
- Đồng bằng sông Cửu Long là vung sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người trên 1.000 kg/năm. Đồng bằng sông Hồng à vùng sản xuất lương thực lớn thứ 2 và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
Đáp án cần chọn là: D
Phân tích câu hỏi: xác định đâu “không phải là “điều kiện tự nhiên” thuận lợi để phát triển sx lương thực:
- Các đáp án A, B, C là điều kiện tự nhiên
=> Loại
- Đáp án D: chính sách phát triển -> điều kiện kinh tế - xã hội.
- Cung cấp lương thực cho nhân dân.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu.
- Đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hoá sản xuât nông nghiệp.
a) Tầm quan trọng của sản xuất lương thực
- Bảo đảm an ninh lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu
- Là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
b) Thế mạnh tự nhiên để phát triển sản xuất nông nghiệp
- Thế mạnh về đất đai
- Thế mạnh về khí hậu
- Thế mạnh về nguồn nước và các thế mạnh khác