Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả thầm cảm ơn sự dồi dào và hào phóng của biển cả khi cho con người nhiều loài cá, con người phải yêu quý và trân trọng biển cả
Qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" tác giả muốn nói :
1. Giá trị hiện thực:
- Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).
- Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc.
- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc.
2. Giá trị nhân đạo:
a. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ đời sống và tính cách nhân vật.
Ngay từ đầu, nàng đã được giới thiệu là “tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chàng Trương cũng bởi mến cái dung hạnh ấy, nên mới xin với mẹ trăm lạng vàng cưới về.
Em viết đoạn văn theo các ý sau nhé:
Nêu lên vấn đề cần bàn luận (VD: Thông điệp 5K là một trong những thông điệp quan trọng nhất trong thời điểm dịch bệnh hiện nay...)
Nêu những điều trong thông điệp 5K?
Vai trò của thông điệp 5K?
Dẫn chứng?
Trái với việc chấp hành thông điệp 5K?
Bản thân em đã làm gì để thực hiện thông điệp 5K?
Kết luận.
Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Chu Quang Tiềm cũng có nói"Sách là kho tàng quý báu cất giữ.....học thuật của nhân loại". Đọc sách giúp trang bị những tri thức mới mẻ trên hành trình học tập và phát triển của bản thân. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử.Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp. Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc là cách thông minh.Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình. Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. Có rất nhiều thanh niên coi đọc càng nhiều sách thì càng " ngầu " ko nhất thiết phải đọc kĩ, điều đó thật nực cười bởi nếu đọc ko kĩ ko sâu thì kết quả nhận lại bằng ko.Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. CQT khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận”, vì thế “không biết thông thì thông thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.
Sách là người bạn thân thiết cũng là tài sản vô giá của con người. Đọc sách giúp trang bị những tri thức mới mẻ trên hành trình học tập và phát triển của bản thân. Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp ta khám phá những chân trời mới, đến những vùng đất mới mẻ mà ta chưa từng có cơ hội đi, đến và cảm nhận. Những lúc mệt mỏi, chán nản với cuộc sống, đọc sách ta có thêm động lực để cố gắng, để vững tâm và tin vào những điều tốt đẹp của tương lai. Sách bồi đắp cho tâm hồn ta ngày một phong phú, đẹp đẽ và thiện lương hơn. Vì thế, hãy nên đọc sách mỗi ngày, nuôi dưỡng cho mình niềm đam mê sách
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Ánh trăng ở khổ cuối bài thơ
2. Thân bài
- Hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh
- Hình ảnh vầng trăng đã chuyển thành ánh trăng. Ánh trăng soi rọi vào quá khứ, vào những tháng ngày mà con người vẫn còn gắn bó với trăng để từ đó đánh thức lương tâm con người.
- Trăng không trách mắng, trăng chỉ lặng im, một cái lặng im đáng sợ hơn cả lời nói. Sự lặng im ấy biểu thị cho sự nghiêm khắc của quá khứ.
- Hai chữ " giật mình" thể hiện sự ăn năn của tác giả. Đó là một cái giật mình đầy tính nhân văn, mang một ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc rằng đừng quên quá khứ mà hãy sống thủy chung với quá khứ
=> Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ cuối này là nhắc nhở con người về lẽ sống nghĩa tình, thủy chung. Phải biết trân trọng quá khứ, không thể quên đi quá khứ của chính mình.
3. Kết bài
Hình ảnh ánh trăng gợi nhắc con người về lẽ sống thủy chung, nhắc con người ghi nhớ quá khứ, bắn bó với quá khứ. Có như thế thì tương lai mới trở nên tốt đẹp hơn.