Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
5
Đã có chữ số riêng ( Số La Mã )
Vì đến bây giờ số La Mã vẫn còn rất tiện lợi và được sử dụng rộng khắp thế giới
6
Số La Mã ; Các kiến thức về nhiều mặt nổi tiếng được nói đến là Thiên Văn học
7
Không bôi nhọ gây tranh cãi , những điều xấu về nó
TÔI KHÔNG PHẢI NGƯỜI LA MÃ OK BRO
Tham khảo Wikipedia:
Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.
Năm 2020, dân số của Bắc Giang ước đạt 1,841 triệu người, là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng thứ 1 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Bắc Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 12 về số dân, xếp thứ 13/63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP),ước tính 2020 GRDP đạt 123.750 tỉ Đồng(tương đương 5,3 tỷ usd), GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD, năm 2020 Bắc Giang lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, đạt 13,02%
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp tỉnh Quảng NinhPhía bắc giáp tỉnh Lạng SơnPhía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà NộiPhía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.Các điểm cực của tỉnh Bắc Giang:
Điểm cực Bắc 21°37'B thuộc vùng núi Giấc Bòng, xã Đồng Tiến, huyện Yên ThếĐiểm cực Đông 107°02'Đ thuộc vùng núi khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn ĐộngĐiểm cực Nam 21°07'B thuộc ngã ba sông Cầu và sông Thương, xã Đồng Phúc, huyện Yên DũngĐiểm cực Tây 105°53'Đ trên sông Cầu thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Phía bắc và phía đông nam của tỉnh là vùng rừng núi cao từ 300m - 900 m. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng trung du nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung là cánh cung Đông Triều phía ở phía đông nam và và cánh cung Bắc Sơn ở phía tây - bắc. Cánh cung Đông Triều với dãy núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.
Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.
Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè.
Dân cư
Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019, dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 23%.
Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,80 triệu dân.
Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,95% dân số, nữ giới khoảng 50,05% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 28%; số hộ nghèo chiếm 7.2%.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 8 tôn giáo khác nhau đạt 38.913 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.269 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.607 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có 10 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương
refer:
Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.
Năm 2020, dân số của Bắc Giang ước đạt 1,841 triệu người, là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng thứ 1 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Bắc Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 12 về số dân, xếp thứ 13/63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)[2],ước tính 2020 GRDP đạt 123.750 tỉ Đồng(tương đương 5,3 tỷ usd), GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD, năm 2020 Bắc Giang lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, đạt 13,02%[3]
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp tỉnh Quảng NinhPhía bắc giáp tỉnh Lạng SơnPhía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà NộiPhía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.Các điểm cực của tỉnh Bắc Giang:
Điểm cực Bắc 21°37'B thuộc vùng núi Giấc Bòng, xã Đồng Tiến, huyện Yên ThếĐiểm cực Đông 107°02'Đ thuộc vùng núi khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn ĐộngĐiểm cực Nam 21°07'B thuộc ngã ba sông Cầu và sông Thương, xã Đồng Phúc, huyện Yên DũngĐiểm cực Tây 105°53'Đ trên sông Cầu thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Phía bắc và phía đông nam của tỉnh là vùng rừng núi cao từ 300m - 900 m. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng trung du nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung là cánh cung Đông Triều phía ở phía đông nam và và cánh cung Bắc Sơn ở phía tây - bắc. Cánh cung Đông Triều với dãy núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.
Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.
Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè.
Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]
Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019[4], dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 23%.
Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,80 triệu dân.
Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,95% dân số, nữ giới khoảng 50,05% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 28%; số hộ nghèo chiếm 7.2%.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 8 tôn giáo khác nhau đạt 38.913 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.269 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.607 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có 10 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương.[5]
Tham khảo
- Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.
Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.
Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.
Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.
Refer
Tiểu sử
Acsimet (284 - 212 trước Công nguyên) - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Năm 7 tuổi ông học khoa học tự nhiên, triết học, văn học. Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học.
Acsimet có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực Vật lý, Toán học và Thiên văn học.
Về Vật lý, ông là người đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập, là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao, là người đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước.Về Toán học, Acsimet đã giải bài toán về tính độ dài của đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt ông đã tính ra số Pi bằng cách đo hình có nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp.Về Thiên văn học, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao.Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc mà quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca! Ơrêca (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi!). Trong cuộc chiến tranh của Hy Lạp chống quân xâm lược Rôma, Acsimet đã sáng chế ra nhiều loại vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudo đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.
Acsimet hiến kế đánh ngoại xâm
Thời kỳ cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường xảy ra chiến tranh. Acsimet ở xứ Syracusenhỏ bé khi ngoại bang đánh vào xứ này. Đã dù ở tuổi 73 nhưng ông vẫn tham gia bảo vệ tổ quốc bằng cả trí tuệ của nhà bác học.
Lực lượng của kẻ địch hết sức hùng mạnh, 60 chiếc thuyền ào ạt tiến vào Syracuse. Acsimet đã tính toán thiết kế một loại súng bắn đá, có thể bắn đi được những viên đá nặng hàng trăm kilogam. Khi kẻ thù đến gần, Acsimet lệnh: "Bắn!", nhiều thuyền chiến bị phá hỏng, địch sợ khiếp vía chạy tháo thân.
Bị tổn thất chúng đành phải rút lui, rồi bàn nhau tìm cách đánh tiếp, vào ban đêm. Và đêm đến, chiến thuyền địch lặng lẽ đến ngoài thành, dựng thang, vác búa chuẩn bị phá cổng thành. Acsimet vẫn chỉ huy binh sĩ chuẩn bị máy bắn đá, nhưng lần này là loại khác. Khi địch đến gần, những viên đá bắn thẳng lên trời rồi rơi thẳng xuống, đánh trúng vào những chiến thuyền đang áp sát bờ và bọn binh sĩ, có một hòn đá đã đập đúng đầu tên chỉ huy.
Kẻ thù điên cuồng phải chấp nhận thua một lần nữa. Nhưng vẫn không chịu cam tâm thất bại hoàn toàn, chúng lại phát động cuộc tấn công lần thứ ba. Lần này, ông yêu cầu mỗi một phụ nữ đều phải đem gương soi của mình đến tập trung ở bờ biển.
Tướng địch chỉ nhìn thấy rất nhiều phụ nữ, lệnh cho chiến thuyền tiến lên, chuẩn bị đánh. Đâu ngờ các gương soi hội tụ ánh sáng và đốt cháy các cánh buồm và cả thuyền. Từ những tướng chỉ huy đến bọn lính đều khiếp đảm, cho quân sĩ rút lui.
Hơn hai nghìn năm đã trôi qua từ khi Acsimet bị quân La Mã giết hại, song người đời vẫn mãi ghi nhớ hình ảnh một nhà bác học thiết tha yêu nước, đầy sáng kiến phát minh về lý thuyết cũng như về thực hành, hình ảnh một con người đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học, cho tổ quốc đến tận giờ phút cuối cùng.
tham khảo
Thales là nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ong sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Milet (Tiểu Á), nhưng có quá trình sống và làm việc khá lâu ở Ai Cập trước khi về quê hương thành lập trường phái khoa học Milet.
Ông đã chỉ ra rằng:
+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.
+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.
+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.
+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.
+ Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê (28 – 05 – 585 TCN).
Nhưng ông sai lầm khi cho rằng trái đất nổi trên nước, vòm trời có hình bán cầu úp trên mặt đất. Với ông, toán học, thiên văn học từ kinh nghiệm đã trở thành khoa học. Ông xứng đáng được người đời sau ghi nhận là "Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên".