Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...
- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.
2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.
- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.
- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.
3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.
- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.
- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.
5.Tấc đất tấc vàng
- Đất được coi quý ngang vàng.
- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.
- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
Chắc bạn hiểu ý nghĩa của 2 câu phải không. Đây là cách nhìn của mình:
Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên"
+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa.
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt.
Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn"
+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên.
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên.
=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn.
=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng.
Ngôn ngữ hay nói cách khác là lời nói là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá con người và qua lời nói ta có thể thể hiện thái độ tình cảm với mọi người. Vì vậy cần có những lời nói đúng chừng mực và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Đó chính là nội dung của câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đúng như vậy, qua lời nói ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, hay trình độ văn hóa của người nói. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.
Lời nói ra của bản thân mình, do mình phát ra chứ ta không phải dùng tiền bạc để mua bất cứ của ai, vì vậy mới nói “lời nói chẳng mất tiền mua”, dẫu rằng như vậy nhưng mỗi khi lời nói được phát ra thì lại là vô giá, như câu ví “lời nói gói vàng” là như vậy. Ông cha ta đã có câu: “phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” cũng là để làm rõ hơn về giá tri của lời nói. Cho dù một ai có mắc lỗi đi chăng nữa nhưng thay vì chửi bới, dùng những lời lẽ thô tục để nói họ thì hay giữ thái độ bình tĩnh và ôn tồn nhẹ nhàng nói với họ, như vậy vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Nhưng “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ở đây cũng không có nghĩa là phải nói dối, che giấu sự thật để người nghe được vừa lòng, đó không phải là “lựa lời” mà là “nói dối”, điều này không được mọi người ủng hộ. Thay vì nói dối thì hãy nói đúng sự thật nhưng với một thái độ chân thành nhất, đây cũng là một cách “lựa lời”.Câu tục ngữ đưa ra một bài học, một cách sống nghe có vẻ dễ dàng, tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người không thực hiện được. Những người này vẫn có những lời lẽ thiếu suy nghĩ, thậm chí xúc phạm đến người khác. Ta luôn nhớ mãi hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp hơn đời như thế/ Người với người sống để yêu nhau”. Vậy thì có lý do gì mà chúng ta không dành những lời nói tốt đẹp cho nhau để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, và cuộc sống thêm ý nghĩa.
Câu tục ngữ nào cũng truyền đạt cho ta một bài học quý giá và câu tục ngữ này cũng vậy, bài học về cách sử dụng lời nói trong đời sống hàng ngày là một bài học rất thiết thực và ý nghĩa.
chúc p hk tốt
Dàn ý :
Mở bài: giới thiệu văn hóa ứng sử trong cuộc sống và 2 tục ngữ.
Thân bài:
+) Giải thích:
- Lời nói là gì? Tại sao lời nói được coi như gói vàng? ( tớ giải thích vế 2 )
( vàng là kim loại quý, có giá trị trở thành tài sản được người ta cất giữ thì lời nói so sánh tự như thứ của quý hiếm. Xong tuy nhiên muốn sở hữu được tài sản quý như vàng người ta phải mất tiền mua bán. Còn lời nói có sẵn trong mỗi chúng ta. Ai cũng sở hữu nó chỉ phụ thuộc vào người sử dụng ra sao.)
- Lựa lời là như thế nào? ( lựa lời ở đây là phải biết lựa chọn lời ăn tiếng nói rõ ràng. Lời nói cũng thể hiện văn hóa, trình độ học vấn biết sử dụng những từ ngữ văn minh,m lịch sự đó là lựa lời...)
- Hiểu vừa lòng là gì?
==> ý nghĩa: tại sao lựa lời sẽ vừa lòng nhau? ( trong phần này bạn nên cho thêm các câu tục ngữ, ca dao khác cùng nội dung vào để giải thích ví dụ :
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Thì được lời nói cho vừa lòng tôi
Hoặc
- Chim không kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
.......)
Kết bài: Rút ra kết luận cuối cùng.
TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
CA DAO:
- Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
- Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
- Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
- Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
- Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
DANH NGÔN:
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.
( N. CRÚP-XCAI-A )
- Học, học nữa, học mãi.
( V.I.LÊ-NIN )
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.
( PA-SCAN )
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình.
( G. GỚT )
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm.
( A. LU-NA-SÁC-XKI )
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương.
( LÊ-Ô-NA )
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình.
( A. NA-VÔI )
Từ Trái nghĩa là: Lành-Rách
Gìau- Nghèo
Ngắn- Dài
Đêm- ngày
Sáng-Tối ( chúc bn học tốt)
1. Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.
2. Sông Tô một dải lượn vòng
ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
3. Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
4. Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
5. Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
6. Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này
7. Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
8. Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ...
Hỡi cô mà thắt bao xanh
Có về Kim Lũ với anh thì về
Kim Lũ có hai cây đề
Cây cao bóng mát gần kề đôi ta.
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về
Kẻ Vẽ có thói có lề
Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Phú Diễn với anh thì về
Phú Diễn có cây bồ đề
Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi...
9. Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Ai về Đào Xá vui thay
Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa
Xóm Đông có miếu thò vua
Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu...
10. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng
11. Lạy trời cho cả gió lên
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành
Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
Long thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...
Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.
12. Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này
Và ướm lời hò hẹn:
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
Phiên rằm cho chính Yên Quang
Yêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua...
13. Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê.
14. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An
15. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.
16. Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho.
17. Hà Nội là trái tim ta
Trái tim đất nước, gần xa giữ gìn.
Mày mà đụng đến trái tim,
Sóng căm thù sẽ nhận chìm mày ngay.
Đã chôn hăm mốt máy bay
Vẫn còn sẵn hố đợi mày ở đây.
18. Hà Thành là chốn kinh đô
Vừa đông, vừa đẹp lại vừa rộng thay!
Cửa nhà san sát đó đây
Gác trên gác dưới bên ngoài, bên trọng
Ai ơi đứng lại mà trông
Nguy nga tráng lệ non bồng nào hơn!
Dập dìu xe ngựa bon bon
Ban đêm đèn điện sáng hơn ban ngày.
Này đây hàng Trống, Hàng Bài
Đi thêm mấy bước rẽ ngay Hàng Hòm
Hai bên chồng chất tráp son
Hàng Gai chỉ bước đường con rõ ràng
Hàng Đào rồi đến Hàng Ngang
Tập trung khách trú bán hàng vui thay
Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Mây
Hàng Bút, Thuốc Bắc, tạt ngay Hàng Bồ
Hiệu ta, hiệu Khách đổ xô
Bán đèn, bán lọ những đồ rất sang
Cầu Gỗ trông ra rõ ràng
Đi thêm mấy bước thì sang Hàng Bè
Dần dần tới chợ Hàng Tre
Ngổn ngang nhộn nhịp thuyền bè dưới sông.
19. Hà Thành là chốn kinh đô
Đứng ở Hàng Mắm mà trông
Kìa Ô Quan Chưởng, Cầu Đông đó mà
Hàng Đường, Hàng Đậu đâu xa
Hàng Nâu rẽ lại thì là Đồng Xuân
Hàng Than, Hàng Cót rảo chân
Đến phố Hàng Lọng là gần nhà ga
Trở lại đến phố Hàng Lờ
Rẽ tay phải phố Hỏa Lò chẳng sai
Nhằm dốc Cây Thị ta xuôi
Chiều tà, Chợ Đuổi thì người mới đông
Bán mua vội vã cho xong
Nhá nhem thời tối chợ không kéo dài
Phố ta tạm kể thế thôi
Phố Tây thì phải dạo chơi: Tràng Tiền
Thái Hà, Trường Bưởi, Trung Hiền
Có tầu điện chạy liên miên cả ngày
Tiền đi thì thực rẻ thay
Hai xu cái vé lên ngay tha hồ
Lại còn cả bến ô tô
Chở khách, chở đồ tùy ý người thuê.
Bờ hồ cảnh ấy vui ghê.
20. Hà Thành là chốn kinh đô
Ngọc Sơn, Tháp Bút, vua Lê tượng đồng
Đua nhau ngàn tía muôn hồng
Một màu nước biếc soi lồng bóng cây
Đêm nào cũng có tích hay
Kìa nhà chớp bóng, ta nay rẽ vào
Lòng em nghĩ ngợi ra sao?
Sán Nhiên, Quảng Lạc ồn ào cả đêm
Cải Lương Hý viện kề bên
Ngọt ngào tiếng hát cũng nên mất tiền
Những khi vui thú giải phiền
Dạo chơi Bách thú, quanh miền Hồ Tây
Mặt hồ hây hẩy heo may
Trong trong gió mát dễ say lòng người
Hà thành đẹp lắm ai ơi!
21. Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?
22. Mễ Trì thơm gạo tám xoan
Dự hương, dé cánh thóc vàng như tơ.
23. Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở kẻ Láng vốn nghề trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
2 .
Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
3 .
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
4.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây
5.
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
6.
Con sông chạy tuột về Hà
Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương
Nhớ người cố quận tha hương
Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.
7.
Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
8.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
9.
Trên trời có một ông sao
Chỗ quang chẳng mọc mọc vào đám mây
Nước Hồ Tây biết bao giờ cạn
Nhị vườn đào biết vạn nào hoa
Đưa nhau một quãng đường xa
Hỏi thăm anh Tú có nhà Cửa Nam
10.
Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.
A. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là những người có thái độ nhẹ nhàng, lịch sự thì sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn nhưng người khó tính. Trong công việc để có nhiều thuận lợi hơn thì ta phải biết cách cư xử với người khác sao cho nhẹ nhàng, lịch sự chứ đừng chỉ chăm chăm tự cao tự đại mà quát tháo người khác mà dẫn đến thất bại. Khi bạn ăn nói nhẹ nhàng lịch sự sẽ khiên đối phương cảm thấy được tôn trọng và quan hệ sẽ trở nên gần gũi hơn. Vì thế mà hãy biết mềm mỏng và nhẹ nhàng hơn trong mọi tình huống. B. Lúa có được chăm bón mới trở nên tươi tốt cũng như việc áo quần bằng lụa là làm cho người mặc trở nên xinh đẹp hơn, sang hơn. Cách so sánh của ông cha ta nghe có vẻ "thô" nhưng lại rất cụ thể và hóm hỉnh khi nói về kinh nghiệm canh tác này. Giống như việc người ta trở nên đẹp hơn nhờ lụa là thì chúng ta cũng phải biết chăm bón cẩn trọng cho lúa để thu được vụ mùa bội thu.
-Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
-Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn
-Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật
-Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
-Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân
Nội Dung
Câu: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
-Dự báo thời tiết qua việc quan sát sao vào ban đêm
=>Cần chủ động công việc để tránh rủi ro
chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm
ráng mỡ gà có nhà thì giữ
đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối