Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Kể tên
- Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện
+ Nhà máy thủy điện : Trị An (trên sông Đồng Nai), Thác Mơ, Cần Đơn (trên sông Bé)
+ Nhà máy nhiệt điện : Phú Mỹ (1,2,3,4), Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh)
- Các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển
+ Các vườn quốc gia : Bù Gia Mập ( Bình Phước), Lò - Gò Xa - Mát (Tây Ninh), Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo ( Bà Rịa - Vũng Tàu)
+ Khu dự trữ sinh quyển : Cần Giờ (tp Hồ Chí Minh), Cát Tiên (Đồng Nai)
- Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản :
+ Các mỏ dầu : Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
+ Mỏ khoáng sản : sét, cao lanh, đá axit, boxit
- Các cửa khẩu quốc tế : Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài
- Các tuyến giao thông huyết mạch :
+ Đường sắt Thống Nhất
+ Đường ô tô : quốc lộ 1, 13,14,20, 51
+ Đường biển : tp Hồ Chí Minh - Hải Phòng, tp Hồ Chí Minh - Xingapo, tp Hồ Chí Minh - Hồng Kong
+ Đường hàng không : tp Hồ Chí Minh - Hà Nội, tp Hồ Chí Minh - Băng Cốc, tp Hồ Chí Minh - Xitni,...
b) Các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : Rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Biên Hòa : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Cơ khí, điện tử, chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
* Giải thích :
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển :
- Có vị trí địa lí thuận lợi :
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế tp Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu
+ Có thể giao lưu dễ dàng với các vùng trong nước và với thế giới thông qua mạng lưới giao thông vận tải rất phát triển
- Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật đông đảo cả nước, có nhiều doanh nhân giỏi. Nhờ sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường nên người lao động ở đây rất năng động và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường trong thời kì Đổi mới.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp vào loại tốt nhất nước ta. Ở đây có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn - một cảng lớn, hiện đại nhất nước ta. Tp Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở các tỉnh phía Nam và ở vị trí đầu mút của các tuyến đường sắt xuyên Á.
- Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ở vùng phụ cận dồi dào(dầu khí, nguyên liệu công nghiệp, thủy sản,..)
- Cơ chế, chính sách về công nghiệp năng động
- Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn 1986-2006, tp Hồ Chí Minh nhận được 17 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,7% so với cả nước
- Đứng đầu cả nước về tỉ trọng công nghiệp
a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.
- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng
- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng
- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng
b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta
- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa
- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ
- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ
-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ
+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta
+Các hệ thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện lớn hơn các hệ thống sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ
+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn
+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ m 3
b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sản phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ
*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì
-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với cả nước
-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước
-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..
a. Quy mô cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
* Quy mô: TP. HCM rất lớn và Hà Nội là lớn
* Cơ cấu: TP. HCM khá hoàn chỉnh với các ngành: nhiệt điện, luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu,ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may,…
- Hà Nội khá đa dạng gồm một số ngành truyề thống; các ngành chuyên môn hóa luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, hóa chất, …
- Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM
a) Các cây công nghiệp ở Vùng Đông Nam Bộ : Cao su, hồ tiêu, cà phê, lạc, mía, thuốc lá,...
b) Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước, vì có nhiều điều kiện thuận lợi
- Đất đai màu mỡ : đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan
- Khí hậu xận xích đạo
- Nguồn nhân lực khá dồi dào
- Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp
- Kết cấu hạ tầng phát triển
- Có các chương trinhg hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát triển cây công nghiệp
-Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội
-Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái môi trương là các họat động kinh tế
-Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để
+Ngăn chặn sự suy giảm của môi trường tự nhiên
+Ngăn chặn những tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững
a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư
-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)
-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)
Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.
-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)
-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu
b) Hạn chế
-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)
-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp
-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...
Gợi ý làm bài
a) Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- Thành phố Hồ Chí Minh: cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, hoá chất, phân bón, điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô.
- Hà Nội: cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, hoá chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulô, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may.
b) Giải thích
* Thành phố Hồ Chí Minh
- Vị trí địa lí: Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Nằm trong vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và hoàn thiện nhất cả nước, đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Nam. Cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất hiện đại nhất nước ta.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.
- Được sự quan tâm của Nhà nước và là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
- Thị trường tiêu thụ tại chỗ, trong và ngoài nước lớn.
- Là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Cơ cấu ngành công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có nhiều ngành công nghệ cao.
* Hà Nội
- Vai trò là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật quan trọng nhất cả nước.
- Vị trí địa lí thuận lợi:
+ Trong vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, một vùng đông dân, kinh tế phát triển của cả nước; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Có điều kiện thuận lợi trong hợp tác sản xuất với các trung tâm công nghiệp khác ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
+ Gần nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng (dẫn chứng).
- Có lịch sử khai thác lâu đời.
- Đầu mối giao thông lớn nhất ở khu vực phía Bắc (dẫn chứng) thuận lợi đế mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng và tiêu thụ sản phẩm.
- Thành phố triệu dân, có thị trường tiêu thụ tại chỗ, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao.
- Đường lối chính sách.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật. Khả năng thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước.
- Thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, trong đó có một số ngành truyền thông, lâu đời.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích các điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ
− Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, tỉnh nào trong vùng cũng có biển, đồng bằng phía đông và vùng đồi phía tây, mỗi vùng có điều kiện phát triển kinh tế cho mỗi ngành nhất định.
− Vùng núi: Diện tích rừng lớn. Trong rừng có nhiều loài gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền…), nhiều lâm sản, chim, thú, có giá trị.
− Ở các đồng bằng: Đất cát pha thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…); một số nơi có đất phù sa tốt thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa.
− Vùng biển: Tỉnh nào cũng giáp biển, gần ngư trường vịnh Bắc Bộ giàu nguồn lợi sinh vật; bờ biển có nhiều đầm phá, cửa sông… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
b) Việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao?
− Thủy lợi. Do ở đây thường xuyên xảy ra hạn hán (về mùa khô, nếu giải quyết tốt khâu thủy lợi thì có thể nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất nông nghiệp và thay đổi cơ cấu cây trồng.
− Chống lại nạn cát bay, ngăn chặn sự di chuyển của các cồn cát do gió lấn chiếm diện tích đất nông nghiệp ở phía đông các đồng bằng ven biển.
− Sự dụng đất cát biển để nuôi thủy sản theo quy mô công nghiệp đang là vấn đề lớn, cần phải chú trọng vì bên cạnh những lợi ích kinh tế − xã hội trước mắt, còn tác động đến môi trường đất cát biển trong thời gian lâu dài.
a) Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
b) Trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường, vì :
- Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái môi trường là các hoạt động kinh tế
- Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để :
+ Ngăn chặn sự suy giảm của môi trường tự nhiên
+ Ngăn chặn những tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững