Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung y đức trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh:
- Thầy thuốc cứu giúp bệnh không mong được trả ơn.
- Người bệnh nào nặng thì cần ưu tiên chữa trị trước.
- Dù nguy hiểm tới tính mạng nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu người bệnh lên trên hết.
So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh có rất nhiều điểm giống nhau:
- Cả hai người đều sống ở thời đại nhà Trần.
- Đều là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng.
- Đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ.
- Không phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, bản lĩnh trước uy quyền.
Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.
- Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiêng thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.
- Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc
- Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
Câu 1.
- Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người giỏi về nghề nghiệp nhưng đồng thời có tấm lòng nhân ái, thương dân như con, không phân biệt người bệnh sang hèn mà cần hết lòng cứu chữa. Đó là y đức của người thầy thuốc
- Lời thề của Hi-pô-cờ-rát: “Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo”
- Qua lời mong mỏi của Trần Anh Vương và lời thề của Hi-pô-cờ-rát, ta đều nhận thấy niềm mong mỏi về y đức của người làm thầy thuốc. Nhưng trong lời nói của Trần Anh Vương, ta thấy được vị vua mong muốn đối với tay nghề của người thầy thuốc phải giỏi.
Câu 2.
- Ngay nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chừ “tài” trong nghề y. Nhan đề chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng. Trong đó, tấm lòng là gốc.
- Như vậy, tiêu đề thứ hai hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.
Chúc bạn học tốt!!!!!
Cách dịch thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
- Nhấn mạnh vào vai trò của y đức, nhân cách, bản chất thiện lương của người làm nghề y.
- Đề cao, xem trọng vai trò của y đức hơn cả chuyên môn.
Cách dịch thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì không nhấn mạnh được nội dung cần biểu đạt về lòng nhân hậu.
Nhan đề có từ “cốt nhất” hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ người thầy thuốc.
bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng chứ ko phải thầy giáo nha !
hai bài văn này đều nói về tấm lòng y đức của người hành nghề thầy thuốc.
a)là một người nhân hậu ,không chỉ giỏi nghề y mà còn hết lòng vì người khác
không hề né tránh dù bệnh nhân máu mủ dầm dề
b)phẩm chất :là người có bản lĩnh ,cứng cỏi ,không phân biệt giàu nghèo
Lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã không những hết tức giận mà con ca ngợi ông chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua nhân đức.
ca ngợi người thầy thuốc giỏi có lương tam nghề nghiệp bản lĩnh trí tuệ và lòng nhân ái
3.Qua câu chuyện: "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" có thể rút ra cho những người nghề y là phải có tấm lòng cao thượng,hết lòng vì bệnh nhân.
So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh có rất nhiều điểm giống nhau:
Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.
So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh có rất nhiều điểm giống nhau:
Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.