Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:
+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm
+ Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
+ Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh
a)
- Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh, hoạt động, ý tứ. (cung quế >< cành đa)
- Câu 5 – 6: đối về ý là chính. (đã ai ngồi đó chửa >< xin chị nhắc lên chơi)
b)
So sánh:
Giống nhau:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.
- Đều được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ khá chặt chẽ nguyên tắc của thơ Đường luật.
Khác nhau
- Ở bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: thể hiện nỗi buồn kín đáo “ta với ta”,. thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ. Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính.
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội thể lộ nỗi niềm rõ ràng hơn:“Buồn lắm chị Hằng ơi”, “Chán nữa rồi”. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với những lời nói thường ngày , không khuôn sáo và có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.
* Hai câu thơ đầu này là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng – khoảng cách xa vời nhưng có lẽ đó là người bạn cùng chung nỗi niềm cô đơn với tác giả.
* Nguyên nhân của nỗi buồn:
- Nỗi buồn của Tản Đà là do sự cộng hưởng của nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời, chán trần thế. Nỗi buồn đêm thu là cái buồn thường tình của thi sĩ.
- Nỗi chán đời, chán trần thế là căn nguyên sâu xa của nỗi buồn Tản Đà. Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp.
- Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.
Trong bài qua đèo ngang tác giả đã sử dụng từ tượng hình lom khom, lác đác nhằm làm cho bài thơ trở nên xót xa vì hoang cảnh quá lĩnh lặng , cô đơn . Bà huyện thanh quan đã cho chungs ta biết sự cô độc nơi hoang vắng không người , sự xâm lược tàn nhẫn làm mất đi bao nhiêu sinh mạng ,...
- Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.
-> Gợi âm thanh tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình.
=> Cách biểu hiện thời gian, không gian độc đáo của Bà Huyện Thanh Quan chúc bn hok tốt
Câu 4: Bài thơ nào không được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?
A. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
B. Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt (?)
C. Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch
D. Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan
* Giống nhau:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.
- Đều được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ khá chặt chẽ nguyên tắc của thơ Đường luật.
* Khác nhau
- Ở bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan: thể hiện nỗi buồn kín đáo “ta với ta”,. thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ. Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính.
- Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” thổ lộ nỗi niềm rõ ràng hơn: “Buồn lắm chị Hằng ơi”, “Chán nửa rồi”. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với những lời nói thường ngày, không khuôn sáo và có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.