Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ban đầu, nấm mốc chỉ có một ít tế bào, các tế bào đó lấy dinh dưỡng trong đĩa petri để phát triển và sinh sản ra các thế hệ mới, và theo thời gian, lượng nấm mốc càng nhiều nên kích thước khuẩn lạc nấm trong đĩa petri càng ngày càng lớn.
Sự di chuyển của các phân tử nước, sự thay đổi hình dạng màng tế bào hồng cầu và màng tế bào thịt lá khi được ngâm trong từng dung dịch đẳng trương, nhược trương, ưu trương:
- Khi ngâm tế bào hồng cầu, tế bào thịt lá vào môi trường đẳng trương (nồng độ chất tan bên ngoài bằng nồng độ chất tan bên trong tế bào) thì các phân tử nước đi ra và đi vào bằng nhau, hình dạng màng tế bào hồng cầu và màng tế bào thịt lá không thay đổi.
- Khi ngâm tế bào hồng cầu, tế bào thịt lá vào môi trường ưu trương (nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào) thì các phân tử nước sẽ di chuyển từ tế bào ra môi trường, hình dạng màng tế bào hồng cầu và màng tế bào thịt lá đều co lại.
- Khi ngâm tế bào hồng cầu, tế bào thịt lá vào môi trường nhược trương (nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào) thì các phân tử nước sẽ di chuyển từ môi trường vào tế bào, hình dạng màng tế bào hồng cầu căng ra và có thể bị vỡ còn hình dạng màng tế bào thịt lá gần như không có sự thay đổi.
3/ Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm các kì là: Kì đầu, kì giữa, kì sau.
4/
Kì đầu: thoi phân bào xuất hiện, nhiễm sắc thể từ dạng sợi mảnh bắt đầu co xoắn, màng nhân biến mất
Kì giữa: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
Kì sau: Nhiễm sắc thể tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực
Kì cuối: nhiễm sắc thể giãn xoắn , thoi phân bào tiêu biến, màng nhân xuất hiện.
Nguyên nhân: Đột biến gen sản xuất hemoglobin dẫn đến biến hồng cầu.
Triệu chứng: Thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, tăng trưởng chậm, ảnh hưởng đến thị giác, da nhợt nhạt, da vàng, nhịp tim nhanh,...
Hậu quả và biến chứng:
+ Người sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan do thiếu O2 cho các hoạt động trong tế bào.
+ Đột quỵ do thiếu máu đến não và có thể gây tử vong.
+ Hội chứng ngực cấp: bệnh nhân đau ngực, khó thở và sốt.
+ Tổn thương cơ quan: Mù mắt, loét da, có thể làm tổn thương các dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm thận, gan và lá lách
+ Sỏi mật.
Bệnh có thể di truyền, và nếu em bé bị bệnh này là do cả bố và mẹ đều mang gen đột biến.
Biện pháp điều trị:
+ Ghép tủy xương (ghép tế bào gốc) giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mới bình thường. Biện pháp này có thể gây rủi ro và khó khăn để tìm người hiến tủy phù hợp.
+ Truyền máu: giúp tăng số lượng hồng cầu bình thường trong cơ thể người bệnh.
+ Thuốc: Thuốc có vai trò trong ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau.
7/
- Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng) tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu.
- Giảm phân gồm 2 giai đoạn chính: giảm phân I và giảm phân II.
8/
Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm: Kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II.
9/
|
| Nhiễm sắc thể | Thoi phân bào | Màng nhân |
Giảm phân 1 | Kì trung gian | - Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép. | - Trung thể tự nhân đôi. | - Vẫn xuất hiện. |
Kì đầu I | - Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn, tiếp hợp và có thể có trao đổi chéo. | - Thoi phân bào hình thành. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì giữa I | - Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại có hình dạng đặc trưng. - Nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | - Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì sau I | - Cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tách thành hai nhiễm sắc thể kép, phân li về hai cực của tế bào. | - Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì cuối I | - Nhiễm sắc thể kép dãn xoắn. | - Thoi phân bào tiêu biến. | - Màng nhân và nhân con xuất hiện. | |
Giảm phân 2 | Kì trung gian | - Nhiễm sắc thể kép không nhân đôi, bắt đầu co xoắn. | - Trung thể tự nhân đôi. | - Vẫn xuất hiện. |
Kì đầu II | - Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn. | - Trung thể hình thành thoi phân bào. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì giữa II | - Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | - Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì sau II | - Nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động tạo thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào. | - Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. | - Màng nhân và nhân con tiêu biến. | |
Kì cuối II | - Nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn. | - Thoi phân bào tiêu biến. | - Màng nhân và nhân con xuất hiện. |
- Mô: Là tập hợp các tế bào giống nhau (cùng đặc điểm cấu trúc), cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.
- Cơ quan: nhiều mô kết hợp với nhau tạo thành cơ quan, thực hiện hiện chức năng nhất định.
- Nhiều cơ quan kết hợp tạo thành hệ cơ quan.
- Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan.
- Quần thể: tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một khoảng không gian, thời gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau tạo ra thế hệ con hữu thụ, cách li sinh sản với các cá thể của loài khác.
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã co cấu trúc tương đối ổn định.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Quan sát hình 9.1. ta thấy:
Cây không được tưới nước (hình đầu tiên) ta thấy lá bị héo, úa, không có sức sống. Sau khi được tưới nước, lá trở nên tươi hơn (hình ở giữa). Ở hình cuối, ta có thể thấy được lá trở nên xanh tốt, thấy được rõ phần thân, ở lá có thể thấy rõ các gân lá.