Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hình hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng. Đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hình hạt đậu giúp các khí di chuyển ra, vào.
Tham khảo
-Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng làm tăng cường thoát hơi nước.
-Khi tế bào khí khổng bị mất nước thì khí khổng sẽ đóng lại giảm thoát hơi nước.
-Khí khổng của thực vật thường mở khi được chiếu sáng và thiếu carbon dioxide
Hoạt động đóng mở của khí khổng:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.
Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước trong cơ thể thực vật.
8.Lục lạp trong tế bào thịt lá chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, nhằm cung cấp năng lượng cho các chuỗi phản ứng trong quá trình quang hợp có thể diễn ra.
9. Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp: Khí khổng là nơi các loại khí đi vào và đi ra trong quá trình quang hợp. Nhờ đó, khí carbon dioxide có thể đi vào lá để cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp đồng thời khí oxygen có thể đi ra khỏi lá, tránh việc tích lũy oxygen với nồng độ cao trong lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật:
- Tế bào khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm úp sát nhau tạo thành khe khí khổng. Khe khí khổng có thể mở rộng hoặc khép lại tùy thuộc vào độ no nước của khí khổng → Có thể đáp ứng cường độ trao đổi khí nhanh hay chậm:
+ Khi tế bào hình hạt đậu trương nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo → Khí khổng mở rộng giúp thực hiện quá trình trao đổi khí nhanh.
+ Khi tế bào hình hạt đậu mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → Khe khí khổng khép lại → Quá trình trao đổi khí diễn ra hạn chế.
- Khe khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn → Quá trình trao đổi khí có thể diễn ra liên tục suốt ngày đêm.
Những biến đổi của thành tế bào hạt đậu trong hoạt động đóng, mở khí khổng:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)
- Mô tả cấu tạo của hoa lưỡng tính:
+ Đế hoa: nơi nối cuống hoa với phần còn lại của hoa.
+ Lá đài: nằm giữa đế hoa và phần tràng hoa.
+ Tràng hoa: gồm các cánh hoa, có tác dụng bảo vệ nhị và nhụy của hoa đồng thời ở nhiều loài hoa, màu sắc tràng hoa sẽ giúp thu hút côn trùng đến thụ phấn cho hoa.
+ Nhị: gồm chỉ nhị và bao phấn; đây là cơ quan sinh sản đực của hoa (sản sinh hạt phấn).
+ Nhụy: gồm bầu nhụy, noãn và đầu nhụy; đây là cơ quan sinh sản cái của hoa (sản sinh giao tử cái).
- Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:
+ Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên một bông hoa.
- Hoa đơn tính là hoa chỉ mang nhị hoặc nhụy.
Mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật: Khí O2 từ môi trường vào cơ thể qua cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi) cung cấp cho các tế bào. Các tế bào thải ra khí CO2, CO2 theo cơ quan trao đổi khí ra ngoài môi trường.
-Cấu tạo:
+Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau.
+Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo thành một khe hở(lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu
-Chức năng: thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây