Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quan sát đồ thị Hình 23.6, hãy:
- Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu.
- Cho biết nồng độ khí carbon dioxide trong không khí đạt bao nhiêu thì cây có thể quang hợp.
- Dự đoán nếu hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí quá cao thì quang hợp của cây sẽ như thế nào.
Ở những khu công nghiệp hay nơi có nhiều nhà máy, nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao. Nếu nồng độ khí carbon dioxide cao trong giới hạn cho phép thì cường độ quang hợp của cây trồng tại đó sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nếu nồng độ khí carbon dioxide tăng cao vượt ngưỡng cho phép, hiệu quả quang hợp của cây trồng tại đó thường giảm đi và cây có thể chết do không quang hợp được.
- Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp là năng lượng mặt trời (quang năng) được diệp lục ở lá cây hấp thụ.
- Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp là nước và carbon dioxide.
- Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp là năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng được tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (hóa năng).
- Sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây quang hợp: Khí carbon dioxide khuếch tán từ môi trường qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi tới tế bào thịt lá để cung cấp cho quá trình quang hợp. Ngược lại, khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp sẽ khuếch tán từ tế bào thịt lá vào khoang chứa khí rồi qua khí khổng để đi ra ngoài môi trường.
- Sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây hô hấp: Oxygen khuếch tán từ môi trường qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi tới tế bào thịt lá để cung cấp cho quá trình hô hấp. Ngược lại, khí carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào sẽ khuếch tán từ tế bào thịt lá vào khoang chứa khí rồi qua khí khổng để đi ra ngoài môi trường.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:
- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.
- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.
- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:
- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.
- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.
- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.
Các bộ phận của lá cây và chức năng của chúng trong quá trình quang hợp:
- Phiến lá: dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
- Lục lạp (ở lớp tế bào giữa lá): chứa diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.
- Gân lá: chứa mạch dẫn giúp vận chuyển nước cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ là sản phẩm cho quá trình quang hợp từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
- Khí khổng (phân bố trên bề mặt lá): có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí (cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp và giải phóng O2 được tạo ra do quá trình quang hợp) và thoát hơi nước.
Sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp:
- Trong quá trình hô hấp, các khí khổng thu nhận O2 từ môi trường và thải ra môi trường khí CO2.
- Trong quá trình quang hợp, các khí khổng thu nhận CO2 từ môi trường và thải ra môi trường khí O2.
Ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài cây: Ở cây bàng, khi nhiệt độ cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt nên tán lá rộng. Khi nhiệt độ thấp (vào mùa đông), cây rụng lá làm tán lá thu nhỏ lại.
- Nhìn chung, ở tất cả các loài cây, hiệu quả quang hợp sẽ tăng khi nồng độ khí CO2 ngoài môi trường tăng và ngược lại nhưng nếu nồng độ khí CO2 tăng quá cao (khoảng 0,2%) sẽ làm cây chết, quang hợp sẽ không xảy ra.
- Tuy nhiên, ảnh hưởng của nồng độ khí CO2 đến quang hợp không giống nhau ở các loài cây. Bằng chứng là qua sơ đồ ta thấy ở cùng một nồng độ khí CO2 nhưng cường độ quang hợp của cây bí đỏ cao hơn của cây đậu.