Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
-Dưới thời Văn Lang, người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
-Hàng ngày họ ra đồng trồng lúa, đỗ, khoai, rau quả và cả dưa hấu. Họ sinh hoạt trong ngôi nhà sàn, thức ăn chủ yếu của người Lạc Việt là xôi, bánh chưng, bánh giầy, cơm…
-Vào những ngày lễ, họ cùng tụ tập lại với nhau, ca hát nhảy múa với nhau và cùng nhau chơi những trò chơi như đấu vật, đua thuyền…Cuộc sống ở làng bản của họ vô cùng giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên.
b)
Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa:
-Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.
-Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.
-Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
-Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.
Kết quả
-Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.
c)
Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng:
-Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
-Ngô Quyền lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.
-Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.
-Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
-Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Tham khảo:
1.Nước Văn Lang được ra đời vào năm 700 TCN
2.Khoảng năm 700 TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, vua được gọi là Hùng Vương. Dưới thời Hùng Vương, người Lạc Việt đã biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Cuộc sống ở làng bản rất giản dị. Họ sống trong những nhà sàn để tránh thú dữ. Vào những ngày lễ hội, họ cùng nhau nhảy múa, vui chơi, đua thuyền, đấu vật rất vui vẻ. Ngoài ra, họ còn có những tục lệ riêng như ăn trầu, nhuộm răng đen hay cạo trọc đầu…
3.Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:
- Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất.
- Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng…
- Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nhiều trò chơi dân gian ngày xưa như đấu vật, đua thuyền, nhảy múa….
- Dãy núi đá ở ải Chi Lăng
- Núi Mã Yên.
- Nơi Liễu Thăng bị chặt đầu.
- Cửa ngăn.
- Có công dụng trong cuộc sống:
+ Dùng để làm ruộng: lưỡi cày
+ Dùng cho sinh hoạt, ăn, uống: Muôi (vá, môi), đồ gốm, lưỡi câu.
+ Dùng để làm quần áo: mảnh vải.
+ Dùng làm trang sức: hình nhà sàn, vòng trang sức
+ Dùng làm vũ khí: rìu lưỡi xéo, giáo mác, dao găm.
- Là sản phẩm của nghề:
+ Đúc đồng: muôi, lưỡi cày, rìu lưỡi xéo, vòng trang sức, lưỡi câu, giáo mác, dao găm.
+ Làm đồ gốm: đồ gốm.
+ Ươm tơ, dệt vải: mảnh vải, hình nhà sàn
-Thời các vua Hùng, nghề chính của lạc dân là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,...
-Người dân biết đúc đồng làm vũ khí, đồ trang sức, làm gốm, đan rổ, dụng cụ gia đình,...
-Đời sống tinh thần của nhân dân Văn Lang phong phú với nhiều phong tục như ăn trầu, nhuộm răng,...
Các lễ hội ở buôn hồ em biết:
Lễ hội đua voi
Lễ hội Cồng Chiêng
Lễ hội tạ ơn cha mẹ
Khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả là những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.
Ăn
Mặc và trang sức
Ở
Lễ hội
Lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm, …
Trồng đay, gai trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Làm vòng tay, hoa tai, trống, chiêng, lục lạc. Đúc đồng lam giáo, mác, mũi tên, lưỡi rìu, lưỡi cày, … nặn nồi niêu; đan rổ, rá, gùi, nong, đan thuyền na, đóng thuyền gỗ.
Nhà sàn tránh thú dữ. Họp nhau thành các làng bản. Thờ thần Đất, Mặt trời. Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu, … Phụ nữ thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá, đồng.
Thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng đua thuyền trên sống hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.