Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam
Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam
Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ.
Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tnh Chúc bạn học tốt
Cảm nghĩ của em về người lao động trong Những câu hát than thân là: thể hiện được nỗi khổ nhiều bề của nông dân trong xã hội cũ; có người thì bị bắt làm cho đến kiệt sức, có người thì với thân phận nhỏ bé suốt đời phải đi làm lụng kiếm ăn, có người thì thân phận khốn khó mỏi mệt và ko có tương lai, có người thì thấp cổ bé họng khi than ko có người động lòng;...
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước... mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:
1.
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
2.
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
3.
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần... ). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay... Thân em như... và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.
Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò dang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn... Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao lỗi éo le, ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.
Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu:
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?!
Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?
Cao hơn ý nghĩa của một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.
Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.
"Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. "Thương thay lũ kiến li ti/ Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi " là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khổ. "Thương thay hạc lánh đường mây/ Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi" là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. "Thương thay con cuốc giữa trời/ Dầu kêu ra máu có người nào nghe" là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí soi tỏ.
Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.
Qua những bài ca dao e đã học, em thấy người nông dân là những người gần gũi với thiên nhiên, là nhữq con người đã gắn mình vào những công việc, cuộc sống hằng ngày. Vậy nên từng câu ca dao họ nói và cũng như là dạy bảo chúq ta rất đúng. Họ là những người có kinh nghiệm nhiều trong cs đời thường
mỗi câu ca dao đều chứa đựng nhữg hàm ý lời khuyên dạy dỗ chúng ta
Ca dao châm biếm sử dụng 2 thái độ ứng xử, 2 cách thể hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất của người bình dân VN trong hiện thực cuộc sống
em đồng cảm với cuộc sống đắng cay, khổ cực của người lao động mà nó còn thể hiện ý nghĩa phản kháng tố cáo xã hội phong kiến , họ thấp cổ bé họng không được coi trọng trong xã hội phong kiến...
Tham khảo:
Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam
Tham Khảo (dựa vào các ý kiến cho sẵn để hoàn thành bài văn theo suy nghĩ của mình nhé !!! )
+ Câu thứ hai: Thương thay thân phận con tằm... có người nào nghe?
- Là một loạt hình ảnh so sánh giữa thân phận thấp kém của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến, con chim...
- Từ cảm thán Thương thay lặp lại ở đầu câu tạo âm hưởng ngậm ngùi, chua xót, mang nỗi sầu thân phận hẩm hiu, bất hạnh.
- Điệp ngữ: kiếm ăn được mấy và từ phải nhấn mạnh ý cuộc sống của người nghèo quá lầm than, cơ cực.
- Hình ảnh chim bay mỏi cánh, cuốc kêu ra máu và các câu hỏi tu từ biết ngày nào thôi? Có người nào nghe? Đặc tả thân phận lênh đênh, đầy tủi hờn, oan ức giữa xã hội phong kiến bất công, ngang trái...
rất là khổ cực làm chẳng đc bao nhiêu lại phải nộp thuế