Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Thời gian là tài sản vô cùng quý báu của nhân loại, là thứ "một đi không trở lại". Chính vì vậy mà ta phải trân trọng nó. Ấy thế mà cạnh bên những người luôn gìn giữ, sử dụng tiết kiệm và hợp lí thời gian thì đâu đó vẫn còn có những kẻ sử dụng lãng phí khoảng thời gian đáng quý ấy. Tiêu biểu như những kẻ chỉ biết ăn bám cha mẹ, hay những kẻ không nhìn nhận được giá trị của thời gian, họ dùng thời gian như một thứ gì đó vô giá trị hay cứ ngồi đó, không làm gì, chỉ ăn và hưởng những thành quả mà người khác làm ra, mặc cho thời gian cứ qua đi. Thật là đáng xấu hổ. Nếu cứ sử dụng lãng phí thời gian, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra được giá trị của bản thân cũng như những điều tốt đẹp đang xảy ra xung quanh ta. Bên cạnh đó, bạn sẽ chẳng thấy được những thay đổi, những chuyển mình của cuộc sống. Chưa dừng lại ở đó, lãng phí thời gian cũng chính là tự tay bạn cướp đi, hủy hoại sự sống của chính bản thân. Thật vậy, thời gian vô cùng quý giá, nếu tiền có thể kiếm được nhưng thời gian sẽ chẳng bao giờ tạo được, lấy lại được. Bởi lẽ đó, mỗi một phút, một giờ ta phải cố gắng, sử dụng nó có mục tiêu, kế hoạch. Có như vậy, bạn mới thành công và không thấy lãng phí nó.
Nói đến việc thiện lương trong cái cuộc sống đời thường này không chỉ đối với tản đà mà giới văn nghệ sĩ đầu thế kỷ XX này cũng thực sự chật vật, khó khắn. Lên được đến trời là cơ hội để ông giãi bày sự tình ấy. Với bút pháp hiện thực, nhà thơ đã trải lòng mình như mong mỏi một niềm cảm thông, khát khao tìm kiếm được sự tri âm, sự khẳng định bản thân giữa cuộc đời.
Cuộc vui nào cũng có hồi chấm dứt. Trở về trần thế trong niềm tiếc nuối ngậm ngùi. Những câu thơ cuối vang lên có một chút buồn bã, nhưng đầy thi vị. Tiếng gà gáy, tiếng người nơi trần thế đã đánh thức nhà thơ. Cái cảm giác lên mây tựa gió ngâm thơ kết thúc. Cuộc đời thi sĩ Tản Đà thực sự bay bổng, thèm khát được lên trời. Những giây phút thăng hoa của nhà thơ sau khi đọc lên bài thơ chính là những thăng hoa trong nghệ thuật, trong cái tôi cả Tản Đà.
Một cái tôi vô cùng phóng túng, hiểu rõ về tài năng giá trị của bản thân mình. Một sự khao khát giữa cái đời thường một điều chẳng có thật. Nhưng bất cứ ai sau khi đọc xong bài thơ “Hầu Trời” đều thấy được những nét gần gũi, và hóm hỉnh đầy tự nhiên.
Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường
MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học
TB:
* Khái niệm bạo lực học đường
- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn
- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục
* Biểu hiện
- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè
- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè
- Thầy cô xúc phạm tới học sinh
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm của gia đình
- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả
* Nguyên nhân
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực
* Hậu quả
Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Khiến gia đình đau thương, bất ổn
Bới người gây ra bạo lực
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người xa lánh, chê trách
* Biện pháp
- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò
- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con
- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân
Kết bài
Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học
Thế hệ trẻ của đất nước là lực lượng tiên phong cho sự phát triển của mỗi quốc gia, đất nước. Nhờ có tài năng và sự cống hiến của thế hệ trẻ mà đất nước dân tộc mới được phồn vinh và phát triển. Chính vì vậy, việc tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào là tài năng của giới trẻ ngày nay là chính sách cấp thiết ở mỗi quốc gia, dân tộc.
Tài năng của thế hệ trẻ có thể được coi là một loại tài nguyên vô giá mà mỗi quốc gia sở hữu. Tài năng đó được thể hiện ở những lĩnh vực khác nhau qua khả năng xử lý, khả năng sáng tạo, khả năng tạo mới,....Không ai có thể phủ nhận sự cống hiến và giúp sức đó của các tầng lớp thế hệ trẻ là quan trọng sống còn đến mức nào đối với mỗi quốc gia mà muốn vươn mình ra thế giới. Vì hiền tài là nguyên khí quốc gia nên việc tận dụng nguồn tài nguyên này là chính sách mà mỗi nhà nước cần cân nhắc. Trên thực tế, đã có rất nhiều những tấm gương người trẻ tài năng cống hiến hết sức để đưa đất nước ra phạm vi thế giới, khẳng định tên tuổi của đất nước trên trường quốc tế và trong khu vực.
Tuy nhiên, cũng có một vấn nạn hiện nay là nạn chảy máu chất xám ở người trẻ. Tức là những người trẻ tài năng họ tìm đến sinh sống, định cư và cống hiến ở những quốc gia có đãi ngộ tốt hơn là việc ở lại quê hương họ. Hậu quả là những quốc gia mà không giữ được nguồn nhân tài cho mình sẽ bị chảy máu chất xám. Không những vậy, một số quốc gia vẫn còn chưa trọng dụng cũng như chiêu mộ được người tài. Những người tài chưa cảm thấy được truyền cảm hứng cống hiến cho đất nước. Họ có tài nhưng chưa được đặt đúng chỗ, đúng hoàn cảnh để mà cống hiến, thể hiện tài năng.
Tóm lại, việc sử dụng và tận dụng nguồn nhân lực tài năng là vấn đề hệ trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Nó liên quan đến sự phát triển cũng như vận mệnh của mỗi đất nước khác nhau.