Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn: D.
Ở nước ta, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các thiên tai từ Biển Đông (Bão, cát bay, cát chảy,...) là khu vực ven biển miền Trung.
Câu 63. Nước ta có vị trí nằm ở
A. khu vực nội chí tuyến. B. phía tây bán đảo Đông Dương.
C. khu vực ngoại chí tuyến. D. gần trung tâm khu vực Đông Á.
Câu 64. Dân số nước ta hiện nay
A. dân nông thôn nhiều hơn đô thị. B. phân bố rất hợp lý giữa các vùng.
C. tập trung đông ở các vùng núi. D. phân bố thưa thớt ở vùng đồng bằng.
Câu 65. Quá trình đô thị hoá của nước ta giai đoạn 1954 - 1975 có đặc điểm
A. phát triển rất mạnh trên cả hai miền Nam, Bắc.
B. hai miền phát triển theo hai hướng khác nhau.
C. quá trình đô thị hoá bị chững lại do chiến tranh.
D. miền Bắc phát triển nhanh,miền Nam chững lại.
Câu 66. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta chuyển biến rõ rệt chủ yếu do
A. chuyển sang nền kinh tế thị trường. B. thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.
C. lao động dồi dào và tăng hàng năm. D. tăng trưởng kinh tế gần đây nhanh.
Câu 67. Để phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc lớn, cơ sở đầu tiên cần chú ý là
A. sử dụng nhiều thức ăn tổng hợp. B. nắm bắt được nhu cầu thị trường.
C. phát triển thêm và cải tạo đồng cỏ. D. tận dụng phế phẩm từ chế biến lúa gạo.
Câu 68. Thuận lợi nào sau đây là chủ yếu để khai thác thủy sản ở nước ta?
A. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá. B. Nguồn lợi thủy sản phong phú.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. Nhiều bãi triều, vịnh cửa sông.
Câu 69. Ngành giao thông vận tải đường bộ nước ta hiện nay
A. được mở rộng, hiện đại hóa. B. phát triển đều khắp cả nước.
C. chưa hội nhập trong khu vực. D. chưa mở rộng, khá đều khắp.
Câu 70. Vấn đề nào sau đây là quan trọng nhất trong khai thác tổng hợp và phát triển bền vững kinh tế biển ở nước ta hiện nay?
A. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.
B. Đẩy mạnh khai thác xa bờ, bảo vệ môi trường biển.
C. Nâng cấp phương tiện đánh bắt, mở rộng thị trường.
D. Đẩy mạnh vốn đầu tư, công nghệ chế biến hiện đại.
Câu 71. Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động nhập khẩu đối với phát triển kinh tế nước ta là
A. nâng cao trình độ văn minh xã hội. B. tạo động lực cho kinh tế phát triển.
C. cải thiện đời sống của người dân. D. thúc đẩy sự phân công lao động.
Câu 72. Đồng bằng sông Hồng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do nguyên nhân trực tiếp nào sau đây?
A. Vai trò đặc biệt quan trọng của vùng trong nền kinh tế cả nước.
B. Cơ cấu kinh tế theo ngành chậm chuyển dịch, còn nhiều hạn chế.
C. Việc chuyển dịch giúp phát huy tốt các thế mạnh của vùng.
D. Sức ép dân số quá lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Câu 73. Cơ sở chủ yếu để Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển công nghiệp hiện nay là
A. thu hút đầu tư nước ngoài. B. lao động trình độ rất cao.
C. giàu tài nguyên nhiên liệu. D. cơ sở hạ tầng rất hiện đại.
Câu 74. Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. đẩy mạnh công nghiệp chế biến, mở rộng xuất khẩu.
B. mở rộng xuất khẩu, quy hoạch các lại vùng chuyên canh.
C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến, thay đổi cơ cấu cây trồng.
D. đẩy mạnh hoạt động giao thông vận tải, mở rộng sản xuất.
*) Khí hậu:
- Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
*) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịn nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô....
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có
+ Hệ sinh thái rừng nước mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
*) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu -Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng.
- Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
*) Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 34 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.
- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.
Đáp án C
Gió mùa kết hợp với hướng các dãy núi tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng núi nước ta.
Ví dụ:
- Gió mùa Đông Bắc khi tràn xuống lãnh thổ nước ta bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao và độ sộ -> giảm bớt tác động của gió này đến vùng núi thấp ở Tây Bắc => làm cho khu vực đồi núi thấp ở Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi thấp Đông Bắc.
- Vào mùa hạ, Tây Nguyên đón gió mùa Tây Nam đem lại lượng mưa lớn thì Đông Trường Sơn chịu hiệu ứng phơn khô nóng do gió Tây Nam bị biến tính khi vượt qua dãy Trường Sơn
B
không biết có đúng không nha