K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2019

Nung m (gam) hỗn hợp A gồm KMnO4và KClO3 thu được chất rắn B và khí O2. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn O2 thu được ở trên với không khí (Có phần trăm thể tích 20% O2; 80% N2) theo tỷ lệ thể tích tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C.Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp D...
Đọc tiếp

Nung m (gam) hỗn hợp A gồm KMnO4và KClO3 thu được chất rắn B và khí O2. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn O2 thu được ở trên với không khí (Có phần trăm thể tích 20% O2; 80% N2) theo tỷ lệ thể tích tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C.Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp D gồm 3 khí (Trong đó O2 chiếm 17,083% về thể tích).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong A.

b)Thêm 74,5 gam KCl vào chất rắn B được hỗn hợp E. Cho hỗn hợp E vào dung dịch H2SO4 loãng dư,đun nóng nhẹ cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra (đo đktc).

Câu 8. Đặt 2 cốc A, B có cùng khối lượng lên 2 đĩa cân thăng bằng. Chovào cốc A 102 gam chất rắn AgNO3; cốc B gam chất rắn K2CO3.

a) Thêm 100 gam dung dịch HCl 29,2% vào cốc A; 100 gam dung dịch H2SO4 24,5% vào cốc B cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A (hay cốc B) để trở lại thăng bằng?

b) Sau khi cân đã thăng bằng, lấy ½ lượng dung dịch trong cốc A cho vào cốc B. Sau phản ứng, phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân trở lại thăng bằng?

2
27 tháng 2 2022

Viết tách ra em nhé !

28 tháng 2 2022

Câu 8:

undefined

5 tháng 2 2023

a) 

\(2KMnO_4\xrightarrow[]{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\) (1)

\(2KClO_3\xrightarrow[]{t^o}2KCl+3O_2\) (2)

\(n_{KCl}=\dfrac{0,894}{74,5}=0,012\left(mol\right);m_B=\dfrac{0,894}{8,132\%}=11\left(g\right)\)

Gọi \(n_{O_2\left(sinh.ra\right)}=a\left(mol\right)\Rightarrow n_{kk}=3a\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{N_2}=3a.80\%=2,4a\left(mol\right)\\n_{O_2}=a+\left(3a-2,4a\right)=1,6a\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

\(n_C=\dfrac{0,528}{12}=0,044\left(mol\right)\)

\(C+O_2\xrightarrow[]{t^o}CO_2\) (3)

Vì hỗn hợp D gồm 3 khí và O2 chiếm 17,083%

\(\Rightarrow D:CO_2,O_{2\left(d\text{ư}\right)},N_2\)

BTNT C: \(n_{CO_2}=n_C=0,044\left(mol\right)\)

BTNT O: \(n_{O_2\left(d\text{ư}\right)}=n_{O_2\left(b\text{đ}\right)}-n_{CO_2}=1,6a-0,044\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow\%V_{O_2}=\%n_{O_2}=\dfrac{1,6a-0,044}{1,6a-0,044+0,044+2,4a}.100\%=17,083\%\)

\(\Leftrightarrow a=0,048\left(mol\right)\left(TM\right)\)

ĐLBTKL: \(m_A=m_B+m_{O_2}=11+0,048.32=12,536\left(g\right)\)

Theo PT (2): \(n_{KClO_3}=n_{KCl}=0,012\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{KClO_3}=\dfrac{0,012.122,5}{12,536}.100\%=11,63\%\\\%m_{KMnO_4}=100\%-11,63\%=88,37\%\end{matrix}\right.\)

b) Theo PT (2): \(n_{O_2}=\dfrac{1}{2}n_{KMnO_4\left(p\text{ư}\right)}+\dfrac{3}{2}n_{KClO_3}\)

\(\Rightarrow n_{KMnO_4\left(p\text{ư}\right)}=2.\left(0,048-\dfrac{3}{2}.0,012\right)=0,06\left(mol\right)\)

\(n_{KMnO_4\left(b\text{đ}\right)}=\dfrac{12,536-0,012.122,5}{158}=0,07\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_{KMnO_4\left(d\text{ư}\right)}=0,07-0,06=0,01\left(mol\right)\)

\(n_{KCl}=\dfrac{74,5}{74,5}+0,012=1,012\left(mol\right)\)

Theo PT (1): \(n_{K_2MnO_4}=n_{MnO_2}=\dfrac{1}{2}.n_{KMnO_4\left(p\text{ư}\right)}=0,03\left(mol\right)\)

PTHH: 

\(2KMnO_4+10KCl+8H_2SO_4\rightarrow6K_2SO_4+2MnSO_4+5Cl_2+8H_2O\) (4)

\(K_2MnO_4+4KCl+4H_2SO_4\rightarrow3K_2SO_4+MnSO_4+2Cl_2+4H_2O\) (5)

\(MnO_2+2KCl+2H_2SO_4\rightarrow MnSO_4+K_2SO_4+Cl_2+2H_2O\) (6)

\(2KCl+H_2SO_4\xrightarrow[]{t^o}K_2SO_4+2HCl\) (7)

Theo PT (4), (5), (6): \(n_{KCl\left(p\text{ư}\right)}=5n_{KMnO_4\left(d\text{ư}\right)}+4n_{K_2MnO_4}+2n_{MnO_2}=0,23\left(mol\right)< 1,012\left(mol\right)=n_{KCl\left(b\text{đ}\right)}\)

`=> KCl` dư

Theo PT (4), (5), (6): \(n_{Cl_2}=\dfrac{1}{2}.n_{KCl\left(p\text{ư}\right)}=0,115\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow V_{kh\text{í}}=V_{Cl_2}=0,115.22,4=2,576\left(l\right)\)

14 tháng 2 2023

PT: \(2KClO_3\underrightarrow{t^o}2KCl+3O_2\) (1)

\(2KMnO_4\underrightarrow{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\) (2)

\(C+O_2\underrightarrow{t^o}CO_2\) (3)

Ta có: \(n_{KCl}=\dfrac{1,49}{74,5}=0,02\left(mol\right)\)

\(n_C=\dfrac{0,24}{12}=0,02\left(mol\right)\)

\(m_Y=\dfrac{1,49}{17,028\%}=8,75\left(g\right)\), Y gồm: KCl, KMnO4 (dư), K2MnO4, MnO2.

Theo PT (3): \(n_{CO_2}=n_{O_2\left(pư\right)}=n_C=0,02\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_{O_2\left(dư\right)}=\dfrac{0,02}{40\%}-0,02=0,03\left(mol\right)\)

⇒ ΣnO2 = 0,02 + 0,03 = 0,05 (mol)

Theo PT (1): \(n_{O_2\left(1\right)}=\dfrac{3}{2}n_{KCl}=0,03\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_{O_2\left(2\right)}=0,05-n_{O_2\left(1\right)}=0,02\left(mol\right)\)

Theo PT (2): \(n_{K_2MnO_4}=n_{MnO_2}=n_{O_2\left(2\right)}=0,02\left(mol\right)\)

\(n_{KMnO_4\left(pư\right)}=2n_{O_2}=0,04\left(mol\right)\)

Mà: mKCl + mKMnO4 (dư) + mK2MnO4 + mMnO2 = 8,75

⇒ mKMnO4 (dư) = 1,58 (g) \(\Rightarrow n_{KMnO_4\left(dư\right)}=\dfrac{1,58}{158}=0,01\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow H\%=\dfrac{0,04}{0,04+0,01}.100\%=80\%\)

 

10 tháng 3 2020

a, Ta có: \(n_{O_2}=a\left(mol\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{O_{2\text{/}kk}}=0,6a\left(mol\right)\\n_{N_{2\text{/}kk}}=2,4a\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

Mặt khác \(n_{CO_2}=0,044\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow\frac{\left(1,6a-0,044\right).100\%}{4a}=17,083\%\Rightarrow a\approx0,048\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_A=12,536\left(g\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{KClO_3}=1,47\left(g\right)\\m_{KMnO_4}=11,066\left(g\right)\end{matrix}\right.\)

Từ đó tính %

b, Ta có \(n_{O_2\text{/}puKMnO_4}=0,03\left(mol\right)\)

Bảo toàn e ta có: \(n_{Cl_2}=\frac{5.0,07-0,03.4}{2}=0,115\left(mol\right)\)

Suy ra \(V=2,576\left(l\right)\)

5 tháng 3 2020

ta có StgOED = \(\frac{1}{2}\)OE.ED

Đặt ED=x => OE=\(\sqrt{9-x^2}\)(Py ta :)

S=\(\frac{1}{2}x.\sqrt{9-x^2}\) = or < \(\frac{x^2+9-x^2}{4}=\frac{9}{4}\)

Dấu = xảy ra <=> x=\(\sqrt{9-x^2}\)

<=>\(^{x^2}\)=9-\(^{x^2}\)

<=>.....

<=>x=\(\frac{3}{\sqrt{2}}\)

Gọi K là hình chiếu của D

... TÍnh AC là ok

Tiến hành thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: cho 1,74 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc, dư, đun nóng thu được khí A màu vàng lục. – Thí nghiệm 2: cho một lượng sắt vào dung dịch H2SO4 loãng đến khi khối lượng dung dịch tăng 167,4 gam thì thu được một lượng khí B. – Thí nghiệm 3: thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp KCl và KClO3 thu được hỗn hợp X. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng...
Đọc tiếp

Tiến hành thí nghiệm sau:

– Thí nghiệm 1: cho 1,74 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc, dư, đun nóng thu được khí A màu vàng lục.

– Thí nghiệm 2: cho một lượng sắt vào dung dịch H2SO4 loãng đến khi khối lượng dung dịch tăng 167,4 gam thì thu được một lượng khí B.

– Thí nghiệm 3: thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp KCl và KClO3 thu được hỗn hợp X. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn nặng 152 gam và một lượng khí D.

– Thí nghiệm 4: Nạp toàn bộ lượng khí A, khí B và khí D thu được ở các thí nghiệm trên vào một bình kín, nâng nhiệt độ cao để thực hiện hoàn toàn các phản ứng rồi đưa nhiệt độ về 250C thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất.

Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ % của chất tan có trong dung dịch Y

1
16 tháng 9 2017

Hỗn hợp khí X chứa ankan A (CnH2n+2 có tính chất tương tự metan), anken B (CmH2m có tính chất tương tự etilen), axetilen và hiđro. Nung nóng a gam X trong bình kín (có xúc tác Ni, không chứa không khí) cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ V lít khí O2, thu được hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Z từ từ qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc,...
Đọc tiếp

Hỗn hợp khí X chứa ankan A (CnH2n+2 có tính chất tương tự metan), anken B (CmH2m có tính chất tương tự etilen), axetilen và hiđro. Nung nóng a gam X trong bình kín (có xúc tác Ni, không chứa không khí) cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ V lít khí O2, thu được hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Z từ từ qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,92 gam. Hỗn hợp Y có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 1M. Mặt khác, nếu cho 6,72 lít hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì có 38,4 gam Br2 phản ứng. Tổng số nguyên tử cacbon trong A và axetilen gấp 2 lần số nguyên tử cacbon trong B, số mol A bằng số mol B, thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a) Xác định công thức phân tử của A, B, (Với n ¹ m; n, m là các số nguyên có giá trị ≤ 4)

b) Tính V.

1
1)Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi(đktc), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi với oxi là 1,25. a) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A. b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6g kết tủa trắng.2) Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3 tỉ khối hơi đối với hiđrô là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2...
Đọc tiếp

1)Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi(đktc), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi với oxi là 1,25. a) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A. b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6g kết tủa trắng.

2) Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3 tỉ khối hơi đối với hiđrô là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B so với hidrô là 3,6. a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B. b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

Giải theo phương pháp tăng giảm khối lượng hoặc phương pháp trung bình

0
Hỗn hợp chất rắn A gồm FeCO3, FeS2 và tạp chất trơ. Hỗn hợp khí B gồm 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Cho hỗn hợp A vào bình kín dung tích 10 lít ( không đổi) chứa lượng hỗn hợp B vừa đủ. Nung nóng bình cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các phản ứng cùng tạo ra một oxit sắt, oxit này phản ứng với dung dịch HNO3 dư không tạo ra khí. Sau phản ứng, đưa nhiệt độ bình về 136,50C, trong bình...
Đọc tiếp

Hỗn hợp chất rắn A gồm FeCO3, FeS2 và tạp chất trơ. Hỗn hợp khí B gồm 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Cho hỗn hợp A vào bình kín dung tích 10 lít ( không đổi) chứa lượng hỗn hợp B vừa đủ. Nung nóng bình cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các phản ứng cùng tạo ra một oxit sắt, oxit này phản ứng với dung dịch HNO3 dư không tạo ra khí. Sau phản ứng, đưa nhiệt độ bình về 136,50C, trong bình còn lại chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 17 và áp suất trong bình là P atm. Cho dòng khí CO dư đi qua X đun nóng, biết rằng chỉ xảy ra phản ứng khử oxit sắt thành kim loại và đạt hiệu suất 80%.Sau phản ứng thu được 27,96 gam chất rắn Z, trong đó kim loại chiếm 48,07% khối lượng.

(a) Tính giá trị của P ( coi thể tích chất rắn X là rất nhỏ) và thành phần % khối lượng tạp chất trong A.

(b) Cho Y phản ứng với oxi ( dư) có V2O5 ( xúc tác) ở 4500C, hấp thụ sản phẩm vào 592,8 gam nước, được dung dịch C ( D = 1,02 gam/ml). Tính nồng độ mol của dung dịch C. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 100%.

1
28 tháng 5 2019

a) Gọi số mol của FeCO3: x (mol) ;

số mol của FeS2: y (mol)

4FeCO3 + O2 → Fe2O3 + 4CO2

x         → 0,25x             → x        (mol)

4FeS2 +11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

y       → 2,75y             → 2y        (mol)

∑ nO2 = 0,25x + 2,75y (mol)

Cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất nên tỉ lệ về thể tích = tỉ lệ về số mol

=> nN2 = 4nO2 = 4(0,25x + 2,75y)

=> nN2 = x + 11y (mol)

Vậy hỗn hợp Y gồm:

Khối lượng Fe có trong Z là:

Vì H = 80% => nFe2O3 (trong X) = 0,12. 100% : 80% = 0,15 (mol)

nFe2O3 dư (trong Z) = 0,15 – 0,12 = 0,03 (mol)

Khối lượng tạp chất trong Z = 27,96 – mFe – mFe2O3 dư = 27,96 – 0,24.56 – 0,03.160 = 9,72 (g)

Bảo toàn nguyên tố Fe => nFeCO3 + nFeS2 = 2nFe2O3(trong X)

=> x + y = 0,3 (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,18 và y = 0,12 (mol)

Áp dụng công thức PV = nRT  ( với n = nCO2 + nSO2 + nN2 = 0,18 + 2. 0,12 + 0,18 +11.0,12 = 1,92)

=> P.10 = 1,92.0,082. (136,5 +273)

=> P = 6,447 ( atm) ≈ 6,5 (atm)

Ta có: mA = mFeCO3 + mFeS2 + mtạp chất = 0,18.116 + 0,12.120 + 9,72 = 45 (g)

b) hỗn hợp Y gồm:

Cho hỗn hợp Y qua O2 ( xúc tác V2O5 ) có phản ứng sau:

Khối lượng dd sau: mdd sau  = mSO3 + mH2O = 0,24. 80 + 592,8 = 612 (g)