K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn yêu quý của dân tộc Việt Nam. Bác luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. Ngay trong những ngày đầu tiên thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn dành thì giờ viết thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường. Trong thư, Bác đã ân cần dặn: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh phải học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước.

non song viet nam co tro nen ve vang hay khong

Trong thời đại hiện nay, sức mạnh của mỗi dân tộc không phải chỉ ở lòng dũng cảm và số lượng quân đội đông đảo để bảo vệ Tổ quốc như trước đây mà sức mạnh của mỗi dân tộc còn là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế phồn vinh. Các cường quốc trên thế giới đều là những nước kinh tế phát triển cao. Đối với nước ta, điều đó chỉ thực hiện được khi chủ nhân đất nước là những người có trình độ văn hóa khoa học kĩ thuật cao, có khả năng hòa nhập với nền văn minh thế giới. Muốn vậy, không có cách nào khác là chúng ta phải ra sức học tập thật tốt, học liên tục không ngừng. Học, học nữa, học mãi. Những năm tháng dùi mài kinh sử trên ghế nhà trường chính là thời gian để mỗi người tiếp thu kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhờ học tập tích cực trong nhà trường, khi lớn lên, học sinh sẽ trở thành những công dân có kiến thức, có trình độ cao để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại. Nhà nước ta chăm lo tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đến tuổi đều được đi học, chính là vì tương lai lâu dài của đất nước.

Hà: Mình nghe nói, Bác ồ biết nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiengs Nga, tiếng Trung Quốc... Không biết Bác đã học những thứ tiếng đó như thế nào nhỉ?Anh: Bố mình kể rằng, ngày nào cũng vậy, Bác làm việc 17 tiếng và còn học thêm 2 tiếng nữa rồi mới đi ngủ. Đến bất cứ nước nào, Bác đều tranh thủ học tiếng nước ấy.Sơn: Thấy bảo, Bác còn viết mỗi ngày 10 từ vào cánh tay để vừa làm...
Đọc tiếp

Hà: Mình nghe nói, Bác ồ biết nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiengs Nga, tiếng Trung Quốc... Không biết Bác đã học những thứ tiếng đó như thế nào nhỉ?

Anh: Bố mình kể rằng, ngày nào cũng vậy, Bác làm việc 17 tiếng và còn học thêm 2 tiếng nữa rồi mới đi ngủ. Đến bất cứ nước nào, Bác đều tranh thủ học tiếng nước ấy.

Sơn: Thấy bảo, Bác còn viết mỗi ngày 10 từ vào cánh tay để vừa làm vừa học, từ nào không hiểu, Bác trả từ điển hoặc nhờ người khác giải thích rồi ghi lại vào vở.

HÀ: Thì ra Bác biết nhiều ngoại ngữ là vì Bác rất siêng năng, kiên trì.

Anh: Chưa hết, tớ còn nghe nói Bác là một ngườ rất tiết kiệm nữa đấy. Các cậu cứ nghĩ mà xem, là lãnh tụ của một nước mà Bác chỉ mặc bộ quần áo ka-ki bạc màu, chân đi dép cao su, bữa ăn của Bác cũng rất thanh đạm.

Sơn: Mình đọc cuốn Kể Truyện Bác Hồ, thấy Bác thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiế kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô phương hình phức.

Hà: Bác thực sự là vị lăng tụ có lối sông cần kiệm

b) thảo luận để trả lời câu hỏi:

- Tìm những từ/ cụm từ/ đoạn văn mô tả lối sống cần cù trong học tập và lao động cua Bác Hồ.

- Vì sao bạn Anh lại nói Bác Hồ là người sống rất tiết kiệm?

- Bác Hồ đã căn dặn chúng ta phải tiết kiệm những gì?

- Kể tên những đức tính của Bác Hồ mà em nhận thấy được qua đoạn hội thoại trên.

- Em học tập được những gì qua tấm gương sống cần kiệm cua Bác Hồ?

giáo dục công dân trang 29-30 lớp 6 sách mới giải giúp mình với

1

 học giáo dục công dân ko phải học nơi này xin bạn lưu ý

27 tháng 12 2016

GDCD à bạn, xem sách đi có hết đấy

27 tháng 12 2016

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các bài toán hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Câu 1:_Hãy làm rõ truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi? Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi?Câu 2:_Trong các nhân vật lịch sử của quê hương Quảng Ngãi, em iu thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?Câu 3:_Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc...
Đọc tiếp

Câu 1:

_Hãy làm rõ truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi? Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi?

Câu 2:

_Trong các nhân vật lịch sử của quê hương Quảng Ngãi, em iu thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?

Câu 3:

_Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc Mĩ( từ năm 1945 đến năm 1975) quân và dân tỉnh Quảng Ngãi đã lập nên những chiến thắng tiêu biểu nào góp phàn vào thắng lợi hung của dân tộc? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về một trong những chiến thắng đó?

Câu 4:

_Nêu những đóng góp của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong việc bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam?

Câu 5:

Kể tên ít nhất 5 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia của tỉnh Quảng Ngãi? Trình bày cảm nghĩ của em về giá trị lịch sử- văn hoá của một trong những di tích mà em biết? Để bảo tồn và phát huy những giá trị của các di tích lịch sử văn hoá chúng ta cần phải làm gì?

ngàn Thích cho ai giải  Được

3
30 tháng 11 2018

 Quảng ngãi nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của đất nước. trong những ngày lịch sử, quảng ngãi là vùng cầu nối giữa hai miền nam, bắc của đất nước nên có ý nghĩa quan trọng trong việc trong chiến lược của quân đội việt nam. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đã rèn đúc cho con người quảng ngãi tinh thần đấu tranh bất khuất, ý chí kiên cường bảo vệ quê hương đất nước. những truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của con người quảng ngãi đã được minh chứng qua các cuộc đấu trangh giải phóng như cuộc khỏi nghĩa Trà Bồng( 28-8-1959). Đây là trung tâm căn cứ của tỉnh Quảng Ngãi . Bởi dân nơi đây giàu lòng yêu nước, hết lòng trung thành với cách mạng, tin yêu Đảng, Bác Hồ . cuộc khởi nghĩa còn thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm đánh thắng giặc mỹ . Truyền thống đấu tranh của đồng bào Cor ở Trà Bồng và các dân tộc anh em ở miền tay quảng ngãi đã giúp đỡ Đảng hoạt động bí mật, vùng lên đấu tranh trong cách mạng tháng 8 năm 1945 giữ vững quê hương, giữ vững vùng tự do của tỉnh nhà Năm 1954 Mỹ đã càng quét, gieo nhiều tang tóc trên quê hương tỉnh quảng ngãi . một lần nữa trà bồng trở thành căn cứ cách mạng. lòng dân trà bồng và đồng bào miền tây quảng ngãi là thành lũ che chở cho cách mạng tồn tại và phát triển Người dân trong tỉnh nói chung cũng như các huyện miền núi nói riêng dưới sự lãnh đâọ của đảng đã anh dũng đấu tranh chống địch khủng bố, đàn áp đòi quyền dân sinh, dân chủ. ở các ùng miền núi người dân còn đấu tranh không cho địch lấy ruộng mà cách mạng đã cia cho dân nghèo thời kháng pháp Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi Người quảng ngãi giàu tinh thần cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất, tạo nên hậu phương vững chắc cho các cuộc chiến đấu chống kẻ thù Ngoài sức lao động cần cù, người dân quảng ngãi còn giàu lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước kiên cường, bất khuất chống áp bức xã hội và chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc giải phóng dân tộc Ngoài sự đoàn kết, chiến đấu của nhân dân quảng ngãi , không thể kể đến sự lãnh đạo tài tinh, sáng suốt của đảng bộ quảng ngãi

Mèo thấy thik nhất là nhân vật Trương Định! Trương Định sinh năm 1820 tại thôn Tư Cung, phủ Bình Sơn, trấn Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) trong một gia đình quan chức yêu nước.Vì sinh ra trong gia đình yêu nước nên Trương Định cũng có lòng yêu nước như gia đình mk. Ông rất dũng cảm, có tướng chỉ huy, nhiều trận ông chỉ huy hầu như thắng hết. Ông là ng rất lm tự hào cho ng dân Quãng Ngãi tời đó đến nay. Có bài thơ thế này Mèo copy đc: "

Trận Gò Công danh tiếng thật như cồn.
Đã liệt oanh phục kích với công đồn,
Khiến quân giặc phải kinh hồn tán đảm.
Sống đã nêu cao gương dũng cảm,
Chết càng tỏ rạng tấm trung kiên.
Trọn mấy năm đã ra sức tranh tiền,
Cho đến buổi thụ mã tiền nguyên soái.
Những gánh vác một vai nơi khổn ngoại,
Tướng quân phù nào trái lòng dân.
Ngờ đâu một phút về thần."

2 câu còn lại ko bt

Thành cổ Châu Sa;Khu chứng tích Sơn Mỹ;Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng;Quần thể di tích theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm;Thiên Ấn Niêm Hà;Làng cổ Thiên Xuân;....

17 tháng 4 2020

đm câu hỏi 2016 rồi cập nhật đăng lên lại ??/

Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái nàyMôn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự...
Đọc tiếp

Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái này

Môn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? 

Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự đầu tư đúng hướng thì bạn sẽ giỏi thôi. Không chỉ học trên lớp mà về nhà cũng phải trau dồi và luyện tập thì bạn sẽ cảm thấy môn học này thật sự chẳng khó tí nào đâu!

Học toán trên trường lớp

1. Nắm chắc các lý thuyết, định nghĩa:

Dù không phải học thuộc lòng như mấy môn xã hội, nhưng các định nghĩa cũng như lý thuyết của môn Toán bắt buộc các em phải học thật chắc. Các tính chất, công thức, định nghĩa phải nhớ thì các em mới vận dụng nó vào bài tập để chứng minh, giải thích hay phân tích được. Những gì có thể nhớ được trên lớp thì các em cứ cố gắng nhét vào đầu, vì nó sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi học bài ở nhà.

2. Không học dồn:

Đối với các môn tự nhiên như toán lý hóa, đặc biệt là môn Toán, thì các em phải học vững cái trước thì mới học tốt được cái sau. Bởi thế, việc học dồn là điều không thể để xảy ra với môn học này. Có nhiều bạn học sinh không học bài, đến khi thi mới lôi ra học công thức này nọ thì sẽ có kết quả thi rất thấp. Bởi vì phải có một quá trình để học và trao dồi mỗi ngày, áp dụng những kiến thức vào bài tập thì các em mới ghi nhớ lâu được. Các kiến thức có liên quan với nhau, vì thế khi các em đã bỏ quá nhiều mà giờ phải học dồn sẽ không hiểu quả và ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nữa.

Xem thêm: Kinh nghiệm trở thành cao thủ môn Vật lý

3. Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng:

Đa số bài giảng của thầy cô đều nằm trong sách tới 80% và chỉ 20% là ở ngoài sách để các em hiểu sâu hơn. Vì thế, hãy ghi chép tất cả những gì thầy cô giảng dạy vì đó đều cần thiết và giúp ích cho các em rất nhiều. Nếu chỉ ngồi nghe thôi mình sẽ quên nhanh khi về nhà. Vì vậy, không những nghe mà còn phải viết xuống tập một cách cẩn thận để có cái mình xem lại. Hãy tập cho mình thói quen đó các em nhé, nó rất hiệu quả đấy!

4. Mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu:

Trong quá trình học trên lớp, chắc chắn sẽ có những điều các em thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ. Hãy mạnh dạn dơ tay để hỏi Thầy Cô của mình để họ giảng lại hay giải thích cho các em nghe nhé. Vì khi các em hiểu sâu, các em mới làm bài tập và khắc ghi trong đầu được. Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!

Xem thêm: mẹo học tốt toán lý hóa

Tự học toán tại nhà

1. Đọc trước bài mới ở nhà:

Xem bài mới trước khi đến lớp là một cách để các em tiếp thu bài tuyệt vời. Nếu các em có xem qua và chuẩn bị bài trước, các em sẽ bắt kịp bài và hiểu dễ dàng hơn, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi gặp bài học lạ hoặc khó. Không những thế, khi đọc trước thì các em sẽ chuẩn bị sẵng cho mình những thắc mắc để lên lớp giáo viên giải đáp cho mình nữa.

2. Học và làm bài tập thật nhiều:

Các em phải làm bài tập nhiều để những công thức mà mình học được áp dụng. Càng làm nhiều, các em sẽ tiếp xúc với nhiều dạng bài tập, nó sẽ tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các em giải các bài sau này. Nếu mình làm nhiều dạng, khi đi thi có thể gặp lại và chẳng khó khăn gì để mình giải nữa cả. Lúc đó các em mới thấy được việc làm bài tập nhiều có lợi vô cùng!

Xem thêm: Phương pháp học ôn thi hiệu quả

3. Yêu thích môn học:

Bất cứ điều gì khi mình yêu thích thì mình sẽ làm tốt nó nhất. Vì vậy, hãy tập yêu môn Toán thử đi, hãy tạo cảm hứng để mình học. Các em sẽ chinh phục được nó nếu các em yêu thích nó. Đừng đặt áp lực quá nhiều vào nó, thay vào đó hãy thoải mái để học, các em sẽ thành công thôi!

Hi vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ và giúp các em học thật tốt môn học này nhé! Chúc các bạn học giỏi!

 

3
27 tháng 9 2021

Mấy cái bạn nói mình chỉ làm được 1 cái đó là yêu thích môn 

Nhưng mình vẫn rất giỏi toán

5 tháng 12 2021

Mình ngu lắm bạn ạ!Mình sễ cố gắng học lên 8'

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học...
Đọc tiếp

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

10
7 tháng 11 2016

very well!

7 tháng 11 2016

hay, thật cảm động

18 tháng 12 2015

mình chọn

- Học tập để phát huy truyền thống gia đình vf góp phần xây dựng quê hương

23 tháng 4 2018

Câu 1:Bài làm

Cha ông ta có câu “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” dùng để khuyên con cháu chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học, từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc học điều này được thể hiện qua kho tàng cao dao dân ca tục ngữ với nhiều câu ca dao hay, ý nghĩa của việc học. Tuy nhiên, đáng buồn thay một bộ phận không nhỏ học sinh đang ngày càng lười học, mải mê vui chơi mà xao nhãng nhiệm vụ chính của mình.

Đứng trước đại công nghệ số tri thức là điều vô cùng cần thiết để các em bước vào đời. Vậy nguyên nhân do đâu mà một bộ phận học sinh lơ là lười học?  Nguyên nhân đầu tiên chúng ta cần nói đến chính là do lười nhác những chưa thật sự hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học, và tương lai của mình khiến cho các em bước tiếp lên con đường của mình trong tương lai. Chính nguyên nhân mông lung này khiến cho các em dễ bị sa ngã vào những trò vô bổ, không có ước mơ để phấn đấu. 
Đừng trước guồng xoay của cuộc sống nhiều gia đình quá coi trọng đồng tiền mà lơ là con cái. Đề bù đắp con cái sự thiệt thòi các cha mẹ thường nuông chiều con quá mức. Hoặc có trường hợp ngược lại thì cha mẹ lại ép con học quá nhiều để theo đuổi kỳ vọng của riêng mình khiến cho các em trở nên mệt mỏi và chán nản trong cuộc sống. Áp lực học tập từ khối kiến thức khổng lồ do chương trình học, cùng lối giảng dạy chưa có sức hấp dẫn với học sinh thế hệ mới khiến cho nhiều em chán nản và lơ là việc học.

Chúng ta đã và đang sống trong sự thay đổi của toàn cầu vì vậy tri thức là điều cực kỳ quan trọng. Các em lười học mải chơi ngày hôm nay tương lại các em sẽ mất đi rất nhiều thứ.  Không còn hứng thú học các em dễ sa ngã vào trò chơi điện tử,nghiêm trọng hơn là hút cần ma túy đá, bóng cười… sẽ dễ dẫn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Từ đây đạo đức của các em sẽ đi xuống, hạnh phúc gia đình có thể vì thế mà bị ảnh hưởng. 

Ông bà cũng đã từng nói “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” có lẽ là câu nói tuy thô sơ nhưng thể hiện rằng bên cạch sự thông minh, thì sự cần cù siêng niêng  vậy mà lớp học sinh hiện giờ đang rất thiếu. Vậy làm thế nào để học sinh xây dựng có ham mê học tập và định hướng được tương lại.

Việc đầu tiên chính là hãy tìm cho mình những ước mơ và dự định trong tương lai. Hãy nghĩ xem mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Minh yêu thích nghề gì, học gì và làm gì trong ngắn hạn và dài hạn. Hãy tập trung vào những môn học mình yêu thích trước để có được hứng thú học và từ đó  sẽ tiếp tục chinh phục các môn khó hơn. Tiếp theo hãy xác định ước mơ, đam mê của mình để có thể học tập dần các kiến thức hữu ích cho mình trong tương lai.

Gia đình là một yêu tố quan trọng quyết định đến tương lai của các em. Vì vậy, thay vì nhồi nhét bắt các em học hãy cùng nhau các em học tập và định hướng ước mơ cho em. Các em cần hiểu vị trí của việc học và những ý nghĩa quan trọng của việc học đối với tương lai nếu chỉ gương em các em đi học sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi.

Các thầy cô cần thường xuyên thay đổi các dạy học để khơi gợi sự hứng thú trong các em.  Những giờ học đi đối với “hành” sẽ giúp các em dễ tiếp thu và gợi sự hấp dẫn với các em tiếp học đọc chép. Bộ giáo dục cần xem xét giảm tải chương trinh học để phù hợp với các em. Cần xây dựng những chương trình hướng nghiệp để các em có những dự định trong tương lại từ đó trau dồi những kiến thức hữu ích trong tương lai.

Nhà bác học Le –Nin từng nói “học học nữa học mãi” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học là học cả đời. Nó không chỉ là việc của mỗi người mà còn ảnh hướng nhiều đến sự phát triển của xã hội trong tương lai. Vì tuổi trẻ chẳng thắm lại hai lần hãy cố gắng chăm chỉ học tập để có nền móng vững chắc trong tương lai

23 tháng 4 2018

ngắn gọn dasdaayf đủ mà mạng nha

3 tháng 4 2019

Câu 1: Em hãy cho biết, năm 2019 cả nước kỷ niệm bao nhiêu năm bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc lời điếu và công bố Di chúc của Người. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969.

Như vậy năm 2019 cả nước ta sẽ kỷ niệm 50 năm bản di chúc của Bác Hồ.

Câu 2: Em hãy sưu tập 01 bộ tem hoặc mẫu tem về Bác Hồ đã được phát hành gần nhất với thời điểm bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố.

Bài dự thi tìm hiểu tem bưu chính 2019Ngày 19-05-1960, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 3 mẫu và 2 bloc. Đây là bộ tem có nhiều khác biệt so với các bộ tem những năm trước, do họa sĩ Nguyễn Thế Vinh thực hiện. Hình ảnh Bác trong bộ đồ ka-ki quen thuộc tươi cười, ôm các cháu thiếu nhi đang dâng lên những đóa hoa sen hồng thơm ngát. Đặc biệt, bloc tem mang hình chân dung Hồ Chủ Tịch trong bộ tem này còn in chữ ký của Người bên dưới.
Bài thi Tìm hiểu tem bưu chính 2019

Ngày 19-05-1965, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 75 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế.

Đáp tìm hiểu tem bưu chính 2019Ngày 19-05-1970, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 3 mẫu và 2 bloc cũng do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế. Đây là bộ tem phát hành khi Bác đã đi xa trong niềm tiếc thương vô hạn của cả dân tộc. Bộ tem mang hình chân dung Bác qua các thời kỳ, trong đó có hình ảnh Bác đang đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội ngày 02-09-1945. Trên 2 bloc tem của bộ tem này đều có chữ ký của Bác.

Tem bưu chính 2019Chỉ một năm sau đó, ngày 19-05-1971, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 81 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 4 mẫu và 1 bloc do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế, mang hình huy hiệu “Hồ Chủ Tịch” với chân dung Bác nhìn nghiêng, phía dưới đề bốn chữ “Người tốt, việc tốt”.

Câu hỏi thi tem bưu chính 2019Vào năm kế tiếp, ngày 19-05-1972, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 82 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch” gồm 2 mẫu như nén nhang thơm thành kính thắp lên để tưởng nhớ đến công ơn trời biển của Người. Lần phát hành này, ngành Bưu chính Việt Nam đã thay đổi tư duy về nội dung theo hướng trở về cội nguồn của một danh nhân. Hình ảnh làng Sen, Kim Liên, Nghệ An, nơi Bác được sinh ra và lớn lên và ngôi nhà sàn bình dị trong vườn Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, nơi Bác sống và làm việc lúc sinh thời đã được họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thể hiện thành công trên bộ tem này.

Câu 3: Hãy chọn một bộ tem hoặc mẫu tem về Bác Hồ mà em yêu thích nhất để giới thiệu với bạn bè.

Sưu tập tem bưu chính 2019

Ngày 19-05-1985, Bưu chính Việt Nam tiếp tục phát hành tem mừng sinh nhật Bác bằng bộ tem “Kỷ niệm 95 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 4 mẫu và 1 bloc được in ở Cuba do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế thể hiện các hình ảnh: "Hồ Chủ Tịch quan sát trận địa (Đông Khê 1950)", "Bác Hồ đọc sách", "Chân dung Hồ Chủ Tịch" và "Bác Hồ làm việc ở vườn Phủ Chủ tịch". Bloc tem của bộ tem mang hình chân dung Bác và 1 đóa sen hồng tượng trưng cho những phẩm giá cao đẹp của Người và gợi nhớ về làng Sen quê Bác.

Câu 4: Em hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc hoặc một tấm gương tiêu biểu mà em biết trong việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng.

Bài viết mang tính chất tham khảo

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Trong đó, nhiều tấm gương thiếu nhi nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu làm theo lời Bác dạy, đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, nổi bật là em Lò Yến Nhi - học sinh lớp 5A2 (Trường Tiểu học số 1, thành phố Lai Châu).

Hoàn cảnh gia đình em Nhi rất khó khăn, từ nhỏ em đã phải sống xa bố, một mình mẹ tần tảo nuôi 2 chị em Nhi khôn lớn. Ý thức được hoàn cảnh của mình Nhi không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Nhi tâm sự: “Là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, em nhận thức sâu sắc việc học tập và làm theo lời bác bằng những việc làm, hành động cụ thể. Vì vậy ở lớp em luôn chú ý nghe giảng, tìm hiểu kiến thức được học. Chỗ nào chưa hiểu em hỏi thầy, cô và bạn bè”.

Không chỉ học tốt những bài trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, Nhi còn tự đọc sách trau dồi thêm kiến thức. Nhi cho biết: Nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú để bổ sung, mở mang kiến thức cho mình. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt năm học 2015 - 2016, em đạt giải khuyến khích tại kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp thành phố.

Là một chi đội phó của lớp, Nhi luôn gương mẫu, tích cực tham gia vào phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, sẵn sàng giúp đỡ các bạn học yếu hơn. Về nhà, ngoài việc trông em, làm việc nhà giúp đỡ mẹ, em còn dành thời gian xem lại bài, chuẩn bị cho bài mới và tìm tòi các tài liệu nâng cao. Là một ủy viên trong Liên Đội trường, Nhi luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp, của trường, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tự giác trong mọi hoạt động của Đội, nhắc nhở các bạn cùng nhau tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường đề ra như: sinh hoạt đội đầy đủ, đeo khăn quàng thường xuyên, tích cực lao động vệ sinh trường lớp, thu nhặt phế liệu trong phong trào “kế hoạch nhỏ” để gây quỹ đội, quyên góp ủng hộ những bạn học sinh tàn tật, khó khăn… Ngoài ra, em thường xuyên tham gia các nội dung học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do nhà trường tổ chức như: thi kể chuyện, văn nghệ với chủ đề về Bác. “Qua các hội thi em càng được tìm hiểu, được nghe, được đọc các câu chuyện về Bác em thấy như được gần Bác hơn và tự nhủ sẽ cố gắng trong học tập để luôn xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ” - Nhi bộc bạch.

Là thành viên của đội văn nghệ Măng non, Nhi luôn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức. Thường xuyên giúp đỡ các em sao nhi đồng, có ý thức học tập - vui chơi, hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đồng thời, luôn có ý thức giữ gìn di sản, di tích lịch sử ở địa phương, tự hào về dân tộc, về cha ông. Tham gia tích cực các phong trào như: chữ thập đỏ; khuyến học; an toàn giao thông; thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Ở nơi cư trú (tổ 2, phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu), em thường xuyên tham gia các hoạt động do tổ dân phố tổ chức như: dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, nhiệt tình trong các chương trình văn nghệ tại đêm trung thu, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với các anh chị đoàn viên tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn.

Với những thành tích đạt được, Nhi xứng đáng là tấm gương điển hình làm theo lời Bác, là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Được biết, vào cuối tháng 8 này, Nhi vinh dự đại diện cho thế hệ thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh tham gia chương trình gặp mặt, giao lưu các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do tỉnh tổ chức.

Tấm gương tiêu biểu trong việc học và làm theo lời Bác

Bùi Thị Thúy Chiều tâm sự: “Là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, em nhận thức sâu sắc rằng Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ là quá trình lâu dài, bền bỉ. Với mỗi đội viên thiếu niên cần bắt đầu ngay từ hôm nay bằng những việc làm, hành động cụ thể. Trước hết là phát huy cao độ lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc gắn với bản sắc văn hóa độc đáo, biết giữ gìn và phát huy truyền thống lâu đời”. Nhiều năm qua, noi gương sáng của Người, Bùi Thị Thúy Chiều không những phấn đấu, rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, trở thành con ngoan, trò giỏi, được thầy, cô giáo và bạn bè yêu mến.

Với hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn, mẹ mắc bệnh tim, đau ốm luôn, Chiều vừa phụ giúp bố mẹ quán xuyến việc nhà, chăm sóc em, vừa nỗ lực học tập thật tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người đội viên. Học ở Bác lòng ham học, sự tự tin, quyết tâm theo đuổi mục tiêu, phấn đấu và cống hiến cho Tổ quốc, em đã tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả lúc chăn trâu, cắt cỏ. Không chỉ học tốt những bài học trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, em còn tích cực học tập, trau dồi thêm kiến thức ở thầy, ở bạn và những người xung quanh. Bạn bè của Chiều không ngớt lời khen ngợi về em – cô học trò nhỏ chăm ngoan, biết vâng lời cha mẹ, thầy, cô giáo là tấm gương cho đội viên trong lớp, trong trường học tập.

Học ở Bác đức tính tự học quý báu, bản thân Chiều còn xây dựng tinh thần tự học, tự đọc sách. Em cho biết: nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú, được nhiều điều bổ sung, mở mang kiến thức cho mình. Bằng nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 9 năm học từ lớp 1 - lớp 9, Bùi Thị Thúy Chiều luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt là năm học 2011 – 2012, em là một trong những thí sinh xuất sắc đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, được chọn thi giải tỉnh và ở kỳ thi này, em đạt giải khuyến khích, góp phần vào thành tích chung của ngành giáo dục huyện trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Không chỉ vậy, Chiều còn phát huy vai trò hạt nhân nòng cốt trong hoạt động Đội, phong trào xây dựng đội thiếu niên của trường THCS xã Đông Phong. Suốt từ năm lớp 6 - lớp 9, em được bầu làm liên đội trưởng. Cả 4 năm đó, em đều được Hội Đồng đội huyện Cao Phong công nhận Liên đội trưởng xuất sắc. Em xứng đáng là điển hình noi theo tấm gương của Bác Hồ, là niềm tự hào của gia đình, nhà trường, bạn bè, niềm hy vọng tương lai của đất nước.

Câu 5: Em hãy vẽ (sáng tác) một mẫu tem hoàn chỉnh có kích thước (170mm x 120mm) với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam làm theo Di chúc Bác Hồ”

 bạn tự vẽ nhé

13 tháng 5 2020

trong vuon co 65 qua cam luc do da ban di 54.hoi trong vuon con lai bao nhieu qua cam