K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2019

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá trình đô thị hóa ở nước ta là do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp do trình độ công nghiệp hóa còn thấp

=> Chọn đáp án A

2 tháng 7 2021

 

A. chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động.

 

2 tháng 7 2021

13 tháng 4 2019

Đáp án D

27 tháng 7 2019

Đáp án: B

Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.

29 tháng 4 2019

Hướng dẫn: SGK/78, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: B

3 tháng 2 2016

Đặc điểm đô thị hóa :

a) Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm - trình độ đô thị hóa thấp.

- Diễn ra chậm

+ Đô thị xuất hiện sớm nhất : Cổ Loa thế kỉ 3 trước công nguyên.

+ Thế kỉ 11 xuất hiện kinh thành Thăng Long

+ Thế kỷ 16-19 cuát hiện các khu đô thị Phố Hiến - Phú Xuân - Hội An...

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh sau 1975

- Trình độ đô thị hóa thấp 

+ Quy mô đô thị nhỏ

+ Phân bố tản mạn

+ Nếp sống nông thôn và thành thị đan xen lẫn 

+ Trình độ đô thị  hóa không đều giữa các vùng.

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh

1990 : Tỉ lệ dân thành thị chiếm 19.5%

2005 : Tỉ lệ dân thành thị chiếm 26.9%

2009 : Tỉ lệ dân thành thị chiếm 29.6%\

c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

- Mật độ đô thị cao

+ Trung du miền núi Bắc Bộ

+ Đồng bằng sông Hồng

+ Đồng bằng sông Cửu Long

- Mật độ đô thị thấp

+ Tây nguyên

d) Nguyên nhân tỉ lệ dân thành thị Việt Nam thấp hơn thế giới là : Quá trình công nghiệp hóa còn chậm, trình độ phát triển kinh tế còn thấp

3 tháng 2 2016

– Đặc điểm của đô thị hoá:

  •  Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp. 0,25
  •  Tỉ lệ dân thành thị tăng. 0,25
  •  Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. 0,25

– Nguyên nhân tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của thế giới là do quá trình công nghiệp hoá còn chậm, trình độ phát triển kinh tế còn thấp…

6 tháng 7 2019

HƯỚNG DẪN

- Các nơi tập trung nhiều đô thị, nhất là đô thị có quy mô lớn và trung bình thường ở các khu vực tập trung công nghiệp: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, dải công nghiệp Đông Nam Bộ; tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.

- Các nơi có ít đô thị và nhiều đô thị có quy mô nhỏ thường là ở vùng có hoạt động công nghiệp thưa thớt và hạn chế phát triển, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, miền núi gò đồi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ...

- Nguyên nhân sự phù hợp về phân bố giữa đô thị và phân bố hoạt động công nghiệp là do tác động chủ yếu của công nghiệp hóa đến đô thị hóa, sự hình thành và phát triển các đô thị liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công nghiệp.

- Dân số đô thị nước ta ngày càng tăng nhanh do các nhân tố tác động:

+ Quá trình công nghiệp hóa phát triển làm tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh, mở rộng đô thị đã có hoặc làm xuất hiện đô thị mới, phổ biến lối sống đô thị rộng rãi.

+ Điều kiện sống ở các đô thị tốt hơn ở các vùng nông thôn.

+ Ớ đô thị dễ kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có thu nhập.

30 tháng 5 2016

a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực

- Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.

+ Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).

+ Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).

+ Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).

+ Việt Trì - Lâm Thao (hoá chất, giấy).

+ Hoà Bình - Sơn La (thủy điện).

+ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).

- Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung Lâm công nghiệp như Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...

- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

b) Nguyên nhân của sự phân hóa

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

- Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trong, đặc biệt là giao thông vận tải.


Chúc bn hc tốt ok

 

30 tháng 5 2016

a)Vì nước ta là 1 nước nông nghiệp, đa số diện tích đất và đa số dân số là dân quê.

b)

 

Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực

- Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.

+ Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).

+ Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).

+ Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).

+ Việt Trì - Lâm Thao (hoá chất, giấy).

+ Hoà Bình - Sơn La (thủy điện).

+ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).

- Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung Lâm công nghiệp như Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...

- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

b) Nguyên nhân của sự phân hóa

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

- Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trong, đặc biệt là giao thông vận tải


 

31 tháng 5 2016

-CMR cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn ở nước ta đang có sự chuyển dịch. 

Số dân và tỉ lệ dân thành thị đang tăng dần qua các năm: Năm 1990 tỉ lệ dân thành thị là 19,5% đã tăng lên 26,9% năm 2005.

Phân bố đô thị không đều giữa các vùng: Hầu hết các đô thị lớn đều tập trung ở những khu vực có vị trí và địa hình thuận lợi.

-

* Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp hơn mức trung bình của Thế giới, bởi vì:

Quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm chạp: Năm 2005 tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.

Trình độ đô thị hóa thấp;

Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp và lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Các đô thị lớn vẫn còn khá ít, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung Ương được coi là các đô thị lớn của cả nước.

Ngoài ra, do lịch sử nước ta bị đô hộ lâu dài, trải qua các cuộc chiến tranh lớn gây ảnh hưởng nặng nề.