K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2021

Ngôi kể thứ nhất:

- Đặc điểm:

+ Người kể xưng "tôi".

+ Có thẩm tham gia vào các sự việc trong truyện.

+ Kể chuyện trải qua, chứng kiến, suy nghĩ của bản thân.

- Vai trò:

+ Tạo sự thuyết phục.

+ Dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tư tưởng.

Ngôi kể thứ ba: 

- Đặc điểm:

+ Người kể không xuất hiện.

+ Các nhân vật được gọi bằng tên.

- Vai trò:

+ Có thể thấy đổi địa điểm, thời gian một cách linh hoạt.

+ Tạo tính khách quan, tăng độ tin tưởng cho độc giả.

9 tháng 10 2018

nhanh lên!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

9 tháng 10 2018

bạn vào trang vietjack có đấy link thì chat vs mik mik cho cho chứ ngoài đây copy ko được

20 tháng 10 2016

Soạn bài ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

Trả lời câu hỏi :

a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ 3.

Dấu hiệu : xem dấu chấm thứ 2 phần Ghi nhớ SGK trang 89.

b. Xem dấu chấm thứ 3 phần Ghi nhớ.

c. Người xưng tôi ở đoạn 2 này là Dế Mèn.

d. - Ngôi thứ 3 kể lại tự do, không hạn chế (đoạn 1)

- Ngôi thứ nhất chỉ kể những điều mình biết và trải qua (đoạn 2)

đ. Nếu đổi ngôi bằng cách thay

Dế Mèn vào tiếng Tôi thì – lời tự kể của tôi kể về điều mình biết trở thành lối quan sát bên ngoài bởi người kể ở ngôi thứ 3.

Người đọc khó tin vì đây không phải là lời tự kể của Dế Mèn. Chỉ có « tôi » mới nói về mình với thái độ vừa khách quan vừa phê phán như vậy.

e. Không thể đổi được vì ở ngôi thứ 3 thì sự việc mới được kể nhiều không hạn chế và rất tự do. Người kể chuyện dường như biết hết và kiểm soát các sự việc.

II. Luyện tập

1. Thay từ « Tôi » bằng Dế Mèn hoặc nó để chuyển ngôi kể thứ nhất sang thứ ba.

Ta thấy :

- Các hành động cụ thể của công việc đào hang được kể như khách quan : từ bên ngoài nhìn vào để kể.

- Những ý nghĩ như (rồi cũng lo xa như các cụ già…) mang tình phỏng đoán không chắc chắn.

- Để ở ngôi thứ nhất thì những việc ở tỉ mỉ được kể trở nên thật hơn.

Bởi chỉ có tôi mới am tường việc mình làm và tại sao làm như vậy ?

2. Thay từ Thanh thành tôi, ta thấy cái nhìn, hành động của con mèo, suy nghĩ của Thanh đều xuất phát từ cái nhìn của Thanh.

- Trong nguyên văn cho ta thấy đây là cái kể được nhìn từ bên ngoài. Sự vật trở nên khách quan và ta thấy mối quan hệ giữa mèo và nhân vật Thanh trở nên thật dịu dàng.

3. Truyện Cây bút thần được miêu tả theo ngôi thứ 3. Vì như vậy mới có thể tự do thoải mái, không hạn định thời gian địa điểm và nới rộng được các quan hệ giữa Mã Lương với các sự kiện.

4. Người kể là tập thể nhân dân sáng tác truyền từ đời này sang đời khác. Ngôi thứ 3 đảm bảo cho tính bền vững của các sự kiện, lược bỏ những cảm giác riêng lẻ các nhân vật – một yếu tố khó tồn tại trong truyện dân gian.

5. Viết thư được sử dụng ngôi thứ nhất (tôi, mình, con…)

6. - Lưu ý 6 yêu cầu của văn tự sự. - Hãy xưng em và kể theo yêu cầu. + Bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên, sung sướng, biết ơn…) + Sự kiện là nhận quà tặng của người thân.

 

20 tháng 10 2016

a)

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.

b) Đọc kĩ các đoạn văn và cho biết hình thức ngôi kể của chúng. Dựa vào đâu để nhận biết?

(1) Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

- Ông cầm lấy cái này vê tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

(Em bé thông minh)

(2) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Gợi ý: Đoạn (1) kể theo ngôi thứ ba. Đoạn (2) kể theo ngôi thứ nhất.

c) Người xưng “tôi” trong đoạn văn (2) có phải là tác giả Tô Hoài không? Vì sao?

Gợi ý: Người kể xưng “tôi” là nhân vật Dế Mèn, không phải tác giả Tô Hoài mặc dù để kể được tác giả đã phải hoá thân vào “tôi” – Dế Mèn.

d) So sánh ngôi kể ở đoạn văn (1) và (2): Trong hai ngôi kể, ngôi kể nào có thể tự do hơn, ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết, đã trải qua?

Gợi ý: Ngôi kể thứ ba ở đoạn văn (1) cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện. Ngôi kể thứ nhất (tôi) trong đoạn văn (2) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng “tôi” chỉ kể những gì “tôi” biết, “tôi” chứng kiến, nghĩa là không thể kể những gì mà Dế Mèn không biết.

đ) Thử đổi ngôi kể trong đoạn văn (2) thành ngôi kể thứ ba (thay “tôi” bằng Dế Mèn). Nhận xét về đoạn văn sau khi đã thay ngôi kể.

Gợi ý: Lời kể trong đoạn văn (2) mang tính tự truyện, nhân vật tự kể về mình, nếu thay bằng ngôi kể thứ ba sẽ không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện, nhưng sẽ làm giảm đi màu sắc cá thể của câu chuyện. Kể theo ngôi thứ nhất, mọi thứ đều được quan sát, kể lại bằng con mắt của Dế Mèn, in đậm cá tính của Dế Mèn.

e) Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn (1) thành ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi”) được không? Vì sao?

Gợi ý: Trường hợp này không giống với sự thay đổi ngôi kể như ở đoạn văn (2). Nếu thay ngôi kể thứ ba bằng “tôi” thì “tôi” sẽ không thể có mặt ở khắp nơi, lúc thì ở cung vua để biết được ý của vua và đình thần, nhất là ý của vua muốn thử cậu bé thêm một lần nữa, lại có mặt ở công quán để chứng kiến cảnh hai cha con ăn cơm và cảnh đối đáp của chú bé với sứ giả, rồi lại có mặt trong cung vua để biết được “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.”. Phải là kể theo ngôi thứ ba thì mới có thể biết hết mọi chuyện, ở mọi nơi, mọi lúc như thế được.

 



 

9 tháng 10 2018

1. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể về thời gian, địa điểm, nhân vật, có nguyên nhân – diễn biến – kết quả và được sắp xếp theo một trật tự nhằm thể hiện được ý định của người kể.

2. Nhân vật trong văn tự sự là người làm ra sự việc đồng thời là người được thể hiện và nói tới trong văn bản. Nhân vật được thể hiện thông qua các phương diện: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…



 

9 tháng 10 2018

Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể,sự việc xảy ra trong thời gian cụ thể, sự việc do nhân vật cụ thể thực hiện,có nguyên nhân,diễn biến,kết quả.Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp một cách trật tự sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt

nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc,có 2 loại nhân vật là nhân vật chính và nhan vật phụ.Nhân vật chính là kẻ tạo lên các sự việc trong văn tự sự,nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.

18 tháng 7 2018

·Mở bài:

Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

·Thân bài:

Kể diễn biến sự việc.

– Khi kể chuyện, cụ thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gỡ xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.

– Nhưng để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, ta có thể đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đó xảy ra trước đó.

·Kết bài:

– Kể kết cục sự việc.

– Nêu cảm nghĩ về truyện.

16 tháng 7 2018

Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đóng vai trò làm sâu sắc hơn sự việc , xuất hiện trong khắp mạch tự sự, góp phần khắc họa rõ nét chân dung nhân vật, ko gian, thời gian xảy ra sự việc và tình cảm dc thể hiện trong truyện 

31 tháng 12 2018

I. Đặc điểm 
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự: 
-Sự việc: Các sự kiện xảy ra. 
-Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chínhvà nhân vật phụ) 
-Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc. 
-Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt. 
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6 
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường 
-Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa. 
-Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần. 
-Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa. 
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng 
-Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý. 
-Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự) 
 

31 tháng 12 2018

Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dưới đây là một vài gợi dẫn. 
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em 
-Yêu cầu cốt truyện không thay đổi. 
-Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận. 
-Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng. 
2. Với dạng bài: Kể về người 
-Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó. 
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường 
-Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. 
-Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện 
-Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn. 
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng 
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6: 
-Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian. 
-Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian. 
-Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…. 
*Cách làm: 
-Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người) 
-Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó. 
-Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?