Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
- Nước ta có số dân đông-> thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người ngày càng tăng -> sức mua tăng, thị hiếu có nhiều thay đổi.
- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật-> điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
THAM KHẢO
2.
Thế mạnh
- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.
- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:
+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.
- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.
Hạn chế :
- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.
Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta :
- Về tỉ lệ lao động khu vực nhà nước đang có xu hướng giảm dần
- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng
- Lao động nước ta đang có sự chuyển dịch phân theo khu vực kinh tế:
+Lao động trong ngành nông lâm thủy sản từ năm 1995-2007 giảm 17,3% còn 53,9%. Tuy nhiên lao động trong ngành này vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
+Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dich vụ tăng tỉ trọng ( dẫn chứng trong Alat)
- Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch từ thành phần nhà nước sang thành phần ngoài nhà nước (dẫn chứng)
- Lao động giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị (dẫn chứng Alat)
Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển vì đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,...), các nhân tố kinh tế - xã hội.
- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).
- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)
Sản lượng thủy sản ở nước ta thời kì 1990-2002 tăng liên tục và nhanh
+ Sản lượng thủy sản khai thác chiếm phần lớn và tăng nhanh: từ 728,5-> 1802,6 nghìn tấn
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tuy nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần: từ 162,1-> 844,8 nghìn tấn
_ chúc bạn học tốt _
cảm ơn bạn