Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo ribôxôm là bào quan có kích thước rất bé (khoảng 20 — 30nm)không có màng bao bọc. Ribôxôm chứa khoảng 50% prôtêin và 50% rARN. Trong tế bào nhân thực có tới hàng triệu ribôxôm, chúng nằm rải rác tự do trong tế bào chất hoặc đính trên mạng lưới nội chất hạt. Ribôxôm có nguồn gốc từ nhân con và có cả trong ti thể, lục lạp.
- Chức năng: Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. Khi tổng hợp prôtêin các ribôxôm có thể liên kết với nhau tạo thành phức hệ pôlixôm.
Cấu tạo ribôxôm là bào quan có kích thước rất bé (khoảng 20 — 30nm)không có màng bao bọc. Ribôxôm chứa khoảng 50% prôtêin và 50% rARN. Trong tế bào nhân thực có tới hàng triệu ribôxôm, chúng nằm rải rác tự do trong tế bào chất hoặc đính trên mạng lưới nội chất hạt. Ribôxôm có nguồn gốc từ nhân con và có cả trong ti thể, lục lạp.
- Chức năng: Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. Khi tổng hợp prôtêin các ribôxôm có thể liên kết với nhau tạo thành phức hệ pôlixôm.
Thành tế bào
Cấu tạo
- Độ dày từ 10 mm đến 20 mm.
- Cấu tạo bởi peptidoglycan.
- Dựa vào cấu tạo của thành tế bào, vi khuẩn được chia làm 2 nhóm: Gram âm và dương.
Chức năng: giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.
Màng tế bào
Cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu:
- Lớp kép phospholipid.
- Protein.
Chức năng
- Trao đổi chất có chọn lọc.
- Là nơi diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.
- Các thành phần cấu tạo của bộ khung tế bào: Vi sợi, sợi trung gian, vi ống được cấu tạo từ các phân tử protein. Các thành phần này kết nối với nhau tạo thành mạng lưới.
- Chức năng của bộ khung tế bào: Bộ khung tế bào đóng vai trò như “bộ xương” của tế bào làm nhiệm vụ nâng đỡ, duy trì hình dạng của tế bào và tham gia sự vận động của tế bào. Ngoài ra, sợi trung gian còn có chức năng neo giữ các bào quan và vi ống tham gia vận chuyển bào quan.
• Cấu tạo ATP:
ATP gồm 3 thành phần cơ bản là:
- Phân tử adenine: một cấu trúc vòng bao gồm các nguyên tử C, H và N.
- Phân tử đường ribose: một phân tử đường có 5 Carbon.
- Phần đuôi với 3 gốc phosphate. Khi liên kết giữa các gốc phosphate bị phá vỡ sẽ giải phóng năng lượng.
• Chức năng của ATP: ATP dự trữ năng lượng ngắn hạn để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào ngay khi cần. Các hoạt động sống cần năng lượng ATP như:
- Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
- Vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
- Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.
• ATP là “đồng tiền” năng lượng của tế bào bởi vì:
- ATP có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng → Điều đó giúp ATP đáp ứng được việc cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng, kịp thời cho tế bào.
- Trong tế bào, ATP thường xuyên được sinh ra và ngay lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào như tổng hợp và vận chuyển các chất, co cơ,…
- Các thành phần cấu tạo virus: Các loại virus đều có 2 thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid. Một số loại virus (virus có màng bọc) có thêm thành phần là màng bọc nằm bên ngoài vỏ capsid.
- Chức năng của các thành phần cấu tạo virus:
+ Lõi nucleic acid có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus.
+ Vỏ capsid có chức năng bao bọc bảo vệ virus, đồng thời, ở virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
+ Màng bọc có các gai glycoprotein đóng vai trò là thụ thể cho virus có màng bọc bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen:
+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose.
+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).
+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.
- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:
+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.
+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song.
có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.
- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:
+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.
+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.
+ Cấu tạo: Ribôxôm là bào quan không có màng bao bọc, được cấu tạo từ rARN và protein.
+ Cấu trúc: ribôxôm gồm có 2 thành phần: tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ. Bình thường 2 tiểu phần này tách rời nhau, chỉ liên kết lại để thực hiện chức năng của ribôxôm.
+ Chức năng: là nơi tổng hợp prôtêin của tế bào.