Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kiến thức và kĩ năng phần văn bản tự sự của Phần Tập làm văn giúp ích nhiều cho việc học các văn bản tự sự phần văn học
+ Đi vào nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ: Khi phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta thấy được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên làm trên đỉnh Yên Sơn .
+ Thấy được sự kết hợp giữa kể và tả
+ Thấy được cách xây dựng tình huống truyện, tính cách nhân vật…
c, Bố cục 3 phần cân đối
Mở bài (từ đầu… đáng trân trọng
Thân bài: đoạn 2, 3, 4, 5
Kết bài: đoạn còn lại
a, Văn học dân gian:
- Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm
- Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh
- Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới áo mới
- Ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Ếch ngồi đáy giếng
- Ca dao- dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm
- Tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, Tục ngữ về con người và xã hội
- Sân khấu: Chèo- Quan Âm Thị Kính
b, Văn học trung đại
- Truyện, kí: Con hổ có nghĩa; thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Chuyện người con gái Nam Xương; Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí
- Thơ Trung đại: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng, Bài ca Côn Sơn; Sau phút chia li, Bánh trôi nước; Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà
- Truyện thơ: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên
- Văn nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo), Bàn luận về phép học
c, Văn học hiện đại
- Truyện, kí:
+ Truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí; Đất rừng phương Nam; Quê nội; Bức tranh của em gái tôi; Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu; Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc, Làng, Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà, Bến quê; Những ngôi sao xa xôi
+ Kí: Cô Tô, Lao xao
- Tùy bút: Cây tre Việt Nam, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi
- Thơ: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Từ ấy, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Vội vàng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng, con cò, mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng bác, Sang thu, Nói với con…
- Kịch: Thuế máu, tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới
- Văn nghị luận, Bắc Sơn, Tôi và chúng ta
- Kịch: Thuế máu, Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.
– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga
– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.
2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.
3.
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)
- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được
* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau
* Biểu hiện:
- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà
- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi
- Học trò lễ phép chào thầy cô
- Bạn bè chào nhau thân mật
- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp
* Nguyên nhân:
- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức
- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế
KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt
Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)
- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được
* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau
* Biểu hiện:
- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà
- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi
- Học trò lễ phép chào thầy cô
- Bạn bè chào nhau thân mật
- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp
* Nguyên nhân:
- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức
- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế
KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt
Những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc- hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng giúp ích nhiều cho việc viết văn tự sự
Ví dụ: Truyện ngắn Làng của Kim Lân sẽ giúp học sinh có thêm hiểu biết về tình huống truyện, trình tự thời gian, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ nhân vật…
* Tóm tắt truyện Lão Hạc
Lão Hạc là ông lão nông dân hiền lành, chất phác, do không có tiền cho con trai cưới nên cậu con trai bỏ đi đồn điền cao su. Lão ở nhà sống với cùng một con chó tên Cậu Vàng, người bạn trung thành với lão. Vì lão ốm yếu, già cả nên không ai thuê lão, lão không kiếm được cái ăn. Lão bán con Vàng và nhờ ông giáo cất tiền cho con trai lão, lão tự dành tiền để lo ma chay cho mình không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai, Lão chọn cái chết dữ dội đau đớn bằng bả chó để kết thúc sự sống khổ cực của mình.
* Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí
Ngay sau khi nghe tin giặc Thanh vào xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó đích thân đốc xuất đại binh ra Thăng Long dẹp giặc, trên đường ra Bắc tiến hành tuyển quân. Tới 30 tháng chạp, vua cho tiệc khao quân, hẹn mùng 7 vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn giành thắng lợi. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh sợ sệt tìm đường tháo chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống, cùng bọn quan lại bán nước cũng bỏ chạy theo.
Vì :
- Học sinh đang tập tạo lập văn bản nên cần phải rèn đúng với chuẩn mực, khuôn mẫu
- Chỉ sáng tạo khi đã nắm thành thạo các quy chuẩn