Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”
Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:
"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”
Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.
Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.
Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?
Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.
Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới…
hok tốt
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” câu tục ngữ này để lại bài học có giá trị và ý nghĩa với nhiều người về đánh giá nhìn nhận sự vật, con người trong xã hội. Đây cũng là câu tục ngữ phổ biến mà cha ông ta đã để lại.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nói về chất liệu gỗ coi trọng nhiều hơn là nước sơn bên ngoài, ý nghĩa sâu xa mà câu này muốn thể hiện đó là chúng ta nên coi trọng chất lượng hơn là hình thức của bên ngoài, chất lượng mới mang lại ý nghĩa cho con người, không nên chỉ đánh giá sự vật hiện tượng từ bề ngoài như vậy sẽ làm cho chúng ta có những phán đoán sai lầm và không đúng. Từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn coi trọng về chất lượng hơn là số lượng, sản phẩm cần phải được tạo ra một cách có giá trị và hiệu quả nhất.
Câu tục ngữ trên mang lại bài học quý giá về việc học hỏi và vận dụng, chúng ta nên xem trọng về chất lượng chứ không đánh giá cao vẻ bề ngoài của sản phẩm. Sản phẩm được làm bằng chất liệu gỗ lim nhưng bên ngoài không được sơn bóng và có mẫu mã đẹp nhưng vẫn được con người lựa chọn nhiều hơn là những sản phẩm làm từ những gỗ tạp nhưng bên ngoài được trang trí đẹp. Câu tục ngữ trên cũng là bài học quý giá cho mỗi con người trong mọi việc không nên đánh giá mọi thứ từ bên ngoài, muốn đánh giá được chính xác chúng ta phải đánh giá từ bên trong đó là chất lượng sản phẩm và nhân cách của con người.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn truyền thống quý báu dân tộc, nhắc nhở chúng ta cần phải xem xét mọi điều từ bên trong và trải nghiệm từ xưa đến nay chúng ta có thể thấy điều đó rất dễ dàng, thể hiện những điều tốt nhất từ con người, trong cuộc sống hiện nay, con người cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn, nó sẽ chi phối mạnh mẽ mọi việc làm của chúng ta và đem lại những điều có giá trị và ý nghĩa nhất. Xem trọng và đánh giá cao những điều bên trong chỉ có nó mới mang lại những giá trị đích thực hơn là vẻ ngoài phù phiếm.
Hiểu được ý nghĩa cùng tầm quan trọng của câu tục ngữ trên, học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Học sinh cần phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách người học trò ….Trong cuộc sống, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho mình nhân cách tốt đẹp, góp phần làm cho xã hội văn minh hơn, hiện đại hơn.
Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?
Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.
Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới…
Trong cuộc sống hàng ngày,để đánh giá một đồ vật,một con người đạt mức độ chính xác,chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào ? Đây cũng là vấn đề xưa nay được nhiều người quan tâm.Cha ông cũng từng có ý kiến hướng dẫn việc ấy trong câu tục ngữ :
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.
Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống;hãy sống chân thật bằng thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.
Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta,trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.
Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.
Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.
Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.
REFER
Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.
Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.
Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.
Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.
Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.
Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.
tk
Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.
Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.
Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.
Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.
Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.
Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.
Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
Hướng dẫn chấm:
- Viết bài văn nghị luận chứng minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu khái quát 2 câu tục ngữ: Dân tộc Việt Nam vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp, một trong số đó là luôn trân trọng và ghi nhớ công ơn của những người gây dựng nên thành quả để hôm nay chúng ta được thụ hưởng.
- Dẫn ra 2 câu tục ngữ.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích 2 câu tục ngữ: (3đ)
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
+ Nghĩa đen: khi chúng ta được hưởng cây trái ngọt lành, ta cần nhớ đến công lao chăm bón, tưới tiêu của người nông dân “đắp đập, be bờ trồng cây” để ta hái trái. (0.5đ)
+ Nghĩa bóng: Thông qua hình ảnh ẩn dụ người ăn quả – kẻ trồng cây, ông cha muốn nhắn nhủ một bài học về cuộc sống đó là khi ta hưởng thụ thành quả không phải của mình, ta phải luôn biết trân trọng và tìm cách báo đáp công lao của người ấy. Đó là một bài học lớn về nhân cách con người, về đạo lí làm người trong cuộc sống. (1.0đ)
Uống nước nhớ nguồn:
+ Nghĩa đen: khi chúng ta được hưởng những dòng nước mát trong lành, tinh khiết, cần nhớ đến người đã khởi nguồn dòng nước ấy cho ta thụ hưởng. (0.5đ)
+ Nghĩa bóng: nước là khởi nguồn của sự sống. Con người không thể sống mà thiếu đi thành phần thiết yếu ấy.Thông qua 2 hình ảnh ẩn dụ “nước” và “nguồn” cha ông ta nhắc nhở: con người phải nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, nhớ về truyền thống dựng xây để báo đáp những người đã truyền cho ta sự sống. (1.0đ)
- Chứng minh: (5đ)
+ Bác Hồ đã dạy “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữa lấy nước”. Từ xa xưa, trong lịch sử dân tộc, các đời vua Hùng đã không ngừng đấu tranh dựng nước, chúng ta hôm nay sống trong hòa bình, cần ghi nhớ ông ơn. Dân tộc ta đã dành trọn vẹn 1 ngày để hướng về các vị vua ấy:“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. (1.0đ)
+ Trải qua thời kì phong kiến, dân tộc ta đã phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược. 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ không ít đồng bào đã ngã xuống. lịch sử được viết bằng máu và nước mắt ấy chính là những minh chứng hùng hồn nhất để những người con được sống trong hòa bình như chúng ta hướng về bằng cả tấm lòng trân quý, biết ơn sâu sắc. (1.0đ)
+ Xã hội chúng ta có những ngày tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì hòa bình dân tộc trong ngày Thương binh liệt sĩ 27 -7, ngày tôn vinh những nghề nghiệp trong xã hội: đó là ngày tôn vinh “Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” – ngày 20 -11 tri ân thầy cô giáo - những người lái đò thầm lặng, ngày thầy thuốc Việt Nam… ăn bát cơm người nông dân làm ra trong “một nắng hai sương” “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chúng ta trân trọng hạt gạo, biết ơn người đã đổ mồ hôi công sức cho những hạt mầm mãi tốt tươi. Từ đó sống sống tiết kiệm, không phung phí, sống có trách nhiệm, sống chan hòa tình cảm, yêu thương quý trọng mọi người. (2.0đ)
+ Bài học về cách đối nhân xử thế dành cho mỗi người: từ gia đình đến ngoài xã hội, cần biết tôn trọng lẫn nhau, trân trọng thành quả của người đi trước, ghi nhớ công sức của người làm ra nó… (1.0đ)
- Liên hệ bản thân em. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy để thế hệ mai sau sẽ tự hào tiếp bước, phát huy tinh thần, nhân cách, phẩm chất và đạo đức của con người Việt Nam. (1.0đ)
c. Kết bàì (0.5đ)
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ.
Không biết tự bao giờ mà những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã được nhân dân ta sáng tác và lưu truyền cho tới tận bây giờ. Những câu ca dao tục ngữ ấy chính là những bài học đạo lí, những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đúc rút lại để dặn dò con cháu sau này. Một trong những đạo lí truyền thống mà mỗi người con của mảnh đất Việt Nam ta đều biết đến đó là: lá rụng về côi, suối chảy về nguồn, mỗi người chúng ta ai ai cũng phải luôn biết ơn và khắc ghi công lao mà các bậc cha anh để lại. Điều đó đã được nhân dân ta đúc rút thành những câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
“Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều là những câu tục ngữ mà nhắc đến lối sống ân tình, tình nghĩa của nhân dân ta, gợi nhắc con người về lòng biết ơn đói với thế hệ đi trước – thế hệ mà biết bao con người đã đánh đổi công sức, đánh đổi mồ hôi, thậm chí là đánh đổi cả máu và nước mắt để có được chúng ta ngày hôm nay, để có một đất nước hòa bình như thế này.
Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, điều đó được thể hiện qua bề dày những câu ca dao tục ngữ truyền miệng từ ngàn đời về đạo lí sống của con người:
“Cây có cội mới nảy mầm xanh lá
Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu”
Hay bài:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.”
Hay bài ca dao nói về công lao của những người đi trước nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn trân trọng, biết ơn giá trị của cuộc sống hiện tại:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
Không chỉ vậy, lòng biết ơn còn là thước đo phẩm chất và nhân cách của mỗi người. Chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô ơn, sống hoài sống phí, chúng ta liệu có muốn biến mình trở thành một dứa con bất hiếu hay một người học trò vô lễ? chúng ta liệu có ai muốn mình trở thành những kẻ ngang nhiên ăn không trái chín trên cây của một người nông dân nghèo khổ, vất vả? Ắt hẳn không ai trong chúng ta mong muốn như vậy. Khi chúng ta biết trân trọng thành quả của người khác, chúng ta sẽ được mọi người thêm tôn trọng và yêu mến hơn, khi ấy những gì mà chúng ta trao cho người khác cũng được nâng niu và công nhận.
Bên cạnh giá trị truyền thống vốn có của mình, lòng biết ơn còn được coi là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất. Nếu chúng ta không biết trân trọng công lao của người khác thì chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống ngày hôm nay một cách vô ơn, vô nghĩa. Được sinh ra và lớn lên, chúng ta phải khắc ghi công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Để được nên người, được nâng tầm tri thức, chúng ta phải biết ơn công lao giáo dục của thầy cô và gia đình. Để được hưởng cơm ngon, trái ngọt mỗi ngày, chúng ta phải biết ơn những người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Và để được sống dười nền trời hòa bình, không có khói lửa chiến tranh như ngày hôm nay, chúng ta phải biết ơn Cách Mạng, biết ơn những người anh hùng đã hi sinh, biết ơn nhân dân đã thầm lặng cống hiến để có được Tổ Quốc ta ngày hôm nay… Mọi thứ trên đời không tự nhiên sinh ra hay mất đi, để có được những thành quả ấy là cả một hành trình dài của bao đời người, bao thế hệ. Chúng ta phải trân trọng nó. Nhưng bên cạnh sự biết ơn, chúng ta phải là những người duy trì, phát triển từ những thành quả vốn có ấy, để chúng ta nối bước cha ông, lại trở thành những người đi trước với thế hệ sau, chúng ta phải đóng góp, chúng ta phải cống hiên, để những trái ngọt ngày không mất đi mà ngày thêm căng mọng, ngọt ngào.
Từ đạo lí mà cha ông ta ta răn dạy, chúng ta lên án phê phán những kẻ có lỗi sống vô ơn, coi những điều mình được hưởng thụ là tất yếu, là đương nhiên, không biết phấn đấu, phát huy những gì mình đang có. Những kẻ như vậy ắt sẽ bị xã hội coi thường, không tôn trọng và yêu mến.
“Uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ lâu đã là những câu nó truyền đời, truyền thống của nhân dân ta. Mỗi lần đọc lại những lời dặn dò ấy, em lại tự nhủ sẽ cố gắng phấn đấu hơn để sẽ luôn nhớ ơn những công lao vô bờ ấy, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu đẹp.
chúc bn hok tốt , tk cho mik nha
Dân tộc Việt Nam có rất nhiều những câu tục ngữ hay nhằm giáo dục lại ý thức và suy nghĩ của con người, đúng như câu tục ngữ này đã nói "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" câu tục ngữ này mang lại những bài học có giá trị và ý nghĩa nhất đối với mỗi con người bởi nó để lại những hiểu biết thấu đáo nhất và có giá trị nhất.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn đó là câu tục ngữ nói về chất liệu gỗ sẽ được coi trọng nhiều hơn là nước sơn bên ngoài, nhưng ý nghĩa sâu xa mà câu này muốn thể hiện đó là chúng ta nên coi trọng chất lượng hơn là mẫu mã bên ngoài, bởi những điều đó mới thực sự đem lại ý nghĩa to lớn cho mỗi con người, những hình ảnh mang đậm giá trị trong cuộc sống và chúng ta nên đề cao chất lượng của sản phẩm, xem nó có chắc, có bền và có giá trị không để từ đó chọn lựa cho chính xác, không nên chỉ đánh giá sự vật hiện tượng từ bề ngoài như vậy sẽ làm cho chúng ta có những phán đoán sai lầm và không đúng với những gì có trong sự vật hiện tượng. Từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn coi trọng về chất lượng hơn là số lượng hau mẫu mã, những sản phẩm đó cần phải được tạo ra một cách có giá trị và nó hiệu quả nhất, nó đem lại những điều cần thiết và vô cùng quan trọng cho mỗi người, bởi niềm tin mà chúng ta làm nên nó mới chính là những sản phẩm có giá trị nhất.
Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng và nó như là một bài học quý giá cho con người học hỏi và vận dụng, chúng ta nên xem trọng về chất lượng của sản phẩm, giống như các cụ ta ngày xưa luôn luôn chọn vợ cho con từ những vẻ đẹp tâm hồn, như chất phác, thật thà và hiền hậu, chứ không đánh giá cao vẻ bề ngoài của sản phẩm. Giống như một sản phẩm được làm bằng chất liệu gỗ lim nhưng bên ngoài không được sơn bóng và có mẫu mã đẹp nhưng vẫn được con người lựa chọn nhiều hơn là những sản phẩm làm từ những gỗ tạp nhưng bên ngoài được trang trí đẹp và thu hút thị giác của con người. Câu tục ngữ trên không chỉ là một bí quyết quan trọng mà đó là một bài học quý giá cho mỗi con người trong mọi việc không nên đánh giá mọi thứ từ bên ngoài, đó chỉ là cái vỏ bọc của sự vật hiện tượng cần phải có cái nhìn đúng đắn chính xác hơn về nó thông qua những đặc tính bên trong, giống như con người cũng như vậy chúng ta không nên đánh giá đối phương qua vẻ bên ngoài của họ bởi nó chỉ làm cho chúng ta hiểu không chính xác về con người đó, muốn đánh giá được chính xác chúng ta phải đánh giá từ bên trong từ những đặc điểm xuất phát từ tâm hồn từ trái tim của họ.
Trong cuộc sống những điều đó là những điều cực kì quan trọng và nó đem lại cho con người những giá trị to lớn cho cuộc sống này, nó làm nên những điều có giá trị và tuyệt vời nhất trong mỗi chúng ta, quả đúng là tốt gỗ hơn tốt nước sơn, chất lượng bên trong cần phải được coi trọng, bởi cũng như một sản phẩm nếu chất lượng tốt chúng ta mới có thể sử dụng nó một cách lâu dài và bền được, và con người khi chúng ta chọn những con người có vẻ đệp tâm hồn trong sáng, một con người có trái tim vị tha, lòng nhân hậu biết bao dung cho mọi người chúng ta sẽ nhận được những điều tốt đẹp và có ý nghĩa to lớn nhất, cuộc sống có vô vàn những điều khó khăn và thử thách nhưng chúng ta cố gắng vượt qua những cám dỗ bên ngoài để có được những lựa chọn chính xác nhất, thì chúng ta sẽ làm nên những giá trị và niềm tin trong cuộc sống của mình.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, nó luôn luôn nhắc nhở chúng ta cần phải xem xét mọi điều từ bên trong và trải nghiệm từ xưa đến nay chúng ta có thể thấy điều đó rất dễ dàng, nó thể hiện những điều tốt nhất từ con người, trong những hoàn cảnh sống hiện nay, con người cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn, nó sẽ chi phối mạnh mẽ mọi việc làm của chúng ta và đem lại những điều có giá trị và ý nghĩa nhất. Cần xem trọng và đánh giá cao những điều bên trong bởi đó mới thực sự là những lựa chọn chuẩn xác, cần phải làm nên những điều có giá trị và mạnh mẽ ở mỗi con người, đó là niềm tin, sự nhạy bén trong việc đánh giá và lựa chọn những sự vật hiện tượng trong cuộc sống của mình.
Ngoài những người luôn luôn biết được những điều bên trong mới đem lại những điều tuyệt vời nhất, thì lại có một số người đánh giá mọi thứ một cách hời hợt từ bên ngoài, không xem xét nó kĩ lưỡng để rồi mặc phải những sai lầm không đáng có.
Mỗi chúng ta nên biết đánh giá mọi thứ một cách chín chắn và toàn diện hơn, bởi tốt gỗ hơn tốt nước sơn, chính vì vậy cần phải coi trọng chất lượng hơn mẫu mã.
1. Mở bài
- Quan niệm sống của nhân dân lao động trong việc đánh giá con người, đồ vật được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
2. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.
- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.
* Bình luận:
- Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.
- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:
- Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.
- Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.
- Quan điểm về việc đánh giá con người:
- Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực
- Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.
3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định cách đánh giá trên là đúng.
- Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.
Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta,trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.
Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.
Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.
Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.
Tuy câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn xuất hiện đã khá lâu nhưng cho đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.
1.Mở bài:
Nêu luận điểm cần giải thích. - Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
+ Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người trong cuộc sống. Từ xưa ông cha ta đã coi trọng nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài.
+ Dẫn câu tục ngữ.
2.Thân bài:
Trình bày các nội dung giải thích. a. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ:
- Nghĩa đen:
+ Gỗ: là phần rắn của cây dùng để làm vật liệu đóng bàn, ghế, tủ, giường…
+ Nước sơn: là chất liệu dùng để phủ lên lớp bên ngoài các đồ vật để cho chúng thêm đẹp và bền chắc hơn.
- Nhiều người chỉ chú ý đến lớp sơn bóng nhoáng bên ngoài đã mua phải đồ dùng bằng gỗ xấu hay gỗ mọt. Vì thế chúng ta cần chú ý đến chất gỗ của đồ vật đó. Chất gỗ là quan trọng nhất và chất gỗ bên trong sẽ quyết định giá trị của đồ vật hơn là nước sơn.
- Nghĩa bóng:
Câu tục ngữ đúc kết một kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một con người.
+ Gỗ là nội dung thực chất bên trong của con người.
+ Nước sơn là hình thức thể hiện qua cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc……
- Không nên đánh giá con người qua cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.
b. Giảng giải ý nghĩa của vấn đề:
- Giúp ta có cách nhìn nhận, đánh giá một con người, một sự việc. Giá trị con người là ở tư cách, tài năng, chứ không phải ở hình thức bên ngoài.
- Phải sống sao cho chân thật, đừng giả tạo, lụa là. Sự giả tạo không sớm thì muộn cũng bị người xung quanh phát hiện, bấy giờ thì mọi người sẽ cười chê, xa lánh.
c. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề:
- Câu tục ngữ trên cho thấy để đánh giá chính xác một con người thì tiêu chuẩn chủ yếu vẫn là nội dung, là phẩm chất đạo đức của con người. Bên cạnh đó cũng không xem nhẹ hình thức vì hình thức cũng góp phần không nhỏ trong việc hoàn chỉnh và nâng cao giá trị nội dung.
- Liên hệ với các câu tục ngữ khác như: “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.
3. Kết bài:
Nêu ý nghĩa điều được giải thích. - Khẳng định giá trị câu tục ngữ còn có ý nghĩa đến ngày nay.
Em tham khảo đề 1 :
Dàn ý tham khảo:
- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''
- Thân bài:
* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó
+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng
* Những dẫn chứng:
+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn
_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ
+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ
- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ
+ Câu tục ngữ rất đúng đắn
*Bài làm tham khảo:
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.
Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.
Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.
Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.
Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.