K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2016

ko bít

 

11 tháng 6 2021

Sắp xếp nhưng câu theo thứ tự sau

(1)- (2)- (6)-(7)-(3)-(4)-(5)

(1) Con mèo nhà em nặng khoảng một cân rưỡi. (2) Lông nó màu tro. (6)Đầu nó to bằng nắm đấm của em.(7) Mắt nó tròn xoe, rất tinh nghịch.(3)Em nhớ, có một lần nó ra vườn chuối thấy một con chuột vàng béo quay.(4) Nó rón rén co mình lại nấp vào gốc chuối.(5) Mắt nó nhìn con chuột rồi bất chợt lao vun vút tới chỗ con chuột, trong giây lát nó đã tóm gọn con chuột.

30 tháng 9 2019

Như chúng ta đã biết, nhà trường đã và đang thực hiện cuộc vận động xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" một trong những tiêu chí quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp. chúng ta ai cũng biết rằng, môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với con người. Vậy các bạn có biết môi trường là gì không? Vâng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, ánh sáng, đất, nước, cảnh quan …vv. Môi trường tự nhiên vẫn đang từng phút, từng giờ cung cấp cho cuộc sống con người những nguồn lợi vô giá. Và môi trường chính là sự sống còn của con người. thế nhưng, con người đã và đang làm gì để đền đáp, bảo vệ cho môi trường, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của chính mình? Tất cả các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải làm gì đây để cứu lấy môi trường, cứu lấy màu xanh, cứu lấy Trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta?

Các bạn biết đấy những năm gần đây ô nhiềm môi trường rất trầm trọng và chưa bao giờ lượng rác thải lại nhiều như thế. đây chính là điều kiện thuận lợi cho ruồi, muỗi, các kí sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí, ngấm sâu vào mạch nước ngầm ngoài ra tình trạng sử dụng hóa chất trong sản suất nông nghiệp như thuốc trừ sâu phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cũng ảnh hưởng rất lớn đến con người gây ra các bệnh nan y, và các bệnh truyền nhiễm khác

Các bạn biết không trên các kênh thông tin đại chúng đã đưa tin rất nhiều về sự biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính đang hàng giờ, hàng ngày, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nguyên nhân chính là sự ô nhiễm môi trường. Vậy ngay từ giờ phút này các bạn ơi hãy “cùng chung tay hành động vì môi trường quanh ta xanh sạch đẹp” các bạn nhé! Muốn vậy mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì ngay từ ngày hôm nay? Để trả lời cho câu hỏi này thì trước hết phải giữ gìn môi trường sạch sẽ từ những nơi bạn sống, học tập và lao động.

Vấn đề này cũng rất được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm nhắc nhở hàng ngày, hàng tuần vào các buổi chào cờ, ngoại khóa và GVCN cũng đã rất quan tâm sát sao, nhắc nhở thường xuyên trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, trong các tiết lên lớp, trong giờ sinh hoạt lớp.

Bên cạnh đó, nội dung bảo vệ môi trường đã được thầy cô giảng dạy thông qua các môn học ngữ Văn, lịch Sử, Địa lí, GDCD..vv. Sự giáo dục đó sẽ theo chúng ta, ngẫm sâu vào tâm trí ta về ý thức bảo vệ môi trường không những ở trường mà còn ở gia đình ngôi nhà của chúng ta nữa, ý thức đó đã và đang góp phần hình thành ý thức tự giác cao và tinh thần trách nhiệm giữ cho nơi chúng ta đang sống lúc nào cũng xanh sạch đẹp.

Tôi và các bạn cũng thấy đấy nhà trường đã trang bị cho chúng ta 2 thùng rác tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm vệ sinh trường học, lớp học. nhưng tôi vẫn thấy có một số bạn có thói quen đó là: Sau những giờ ra chơi vẫn ăn quà vặt như bimbim, bánh, kẹo và đặc biệt là rồng đỏ và ngang nhiên vứt rác bừa bãi trên sân trường, hành lang lớp, nhiều nhất là ngăn bàn và dưới nền lớp học của chính chúng ta. Không những vậy tình trạng xé giấy, xả rác chính trong lớp học của mình còn rất nhiều… làm ảnh hưởng đến bầu không khí vui chơi, học tập, giảng dạy của thầy cô giáo. Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên là do ý thức của một số bạn chưa cao và thảm nhiên vứt rác bừa bãi vào bất cứ chỗ nào, miễn sao vứt được rác trên tay. vậy những hành động đó có nên tiếp tục tái diễn nữa không các bạn? Tất nhiên là không rồi các bạn nhỉ! Bởi vì chỉ cần những hành động nhỏ của chúng ta thôi đó là chúng ta phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi ra sân trường và lớp học hãy bỏ rác vào thùng và thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh, chăm sóc cây xanh do nhà trường phát động cũng đã góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp rồi các bạn ạ! Và các bạn ơi Chính các bạn hãy Là người tuyên truyền gửi những thông điệp tới tất cả mọi người về ý thức bảo vệ môi trường sống quanh ta nhé. hãy thay đổi thói quen ngay từ bây giờ và hãy học tập đức tính anh bộ đội cụ hồ là: “làm đâu sạch đó, đứng dậy sạch ngay” Chỉ có như vậy thì ngôi trường Lê Lợi mới mãi là cái nôi êm ái , sạch, đẹp của mỗi chúng ta.

Đối với cá nhân em, cũng đã tích cực tham gia dọn vệ sinh lớp học sân trường khuôn viên trường, chăm sóc cây xanh và luôn sẵn sàng làm một tuyên truyền viên tích cực cho công tác bảo vệ môi trường. và cuối cùng em muốn gủi đến một thông điệp cho tất cả các bạn là: “Mỗi bạn một tay ngôi trường sạch ngay” và “hãy cùng chung tay hành động vì môi trường quanh ta xanh sạch đẹp”

8 tháng 3 2021

ơ em hỏi bài vội vàng của xuân diệu mà? 

28 tháng 9 2019

Tham khảo:

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.
Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Điều này đã để lại hậu quả gì?
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

28 tháng 9 2019

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.
Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Điều này đã để lại hậu quả gì?
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.