Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học sinh nêu tên cụ thể những bạn học sinh trong lớp hoặc trong trường mình.
Nguyễn Ngọc Ký
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.
Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa". Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
Cao Bá Quát
Nguyễn Ngọc Kí:
Dù ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, là người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết.
Thuở nhỏ , đang theo học ở trường Bắc Ninh . Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ , đối đáp thông minh và tài họa , song viết chữ rất xấu . Tính khí tuy không ngạo , nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập . Học cùng làm , bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến nơi đến chốn , kỳ được mới chịu .
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ . Vì tính hiếu động , ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi , nhưng đêm đến , Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trên trang giấy để tập viết .
Tấm gương kiên trì , vượt khó trong học tập mà em biết là: Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Hiền...
a) Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em: đi học đúng giờm làm bài tập đầy đủ, chăm chỉ việc nhà...
b) Kể một tấm gương kiên trì,vượt khó trong học tập mà em biết:
Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát...
c)Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng,kiên trì
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Năng nhặt chặt bị
- Luyện khổ thành tài.
- Có chí thì nên
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
a) Em sáng nào cũng dậy sớm để quét sân, quét nhà , và nấu bữa sáng ăn nhẹ giúp ba mẹ.
b) Một tấm gương vượt khó học tập: Cao Bá Quát, Nguyễn NGọc Kí....
c)- Đầu tắt mặt tối
-Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
- Một nắng hai sương
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày thì được nửa gang.
- Gái thì giữ lấy chữ trinh
Siêng năng chín chắn trời dành phúc cho.
- Dẫu rằng chí thiểu tài hèn
Chịu khó nhẫn nại cũng nên cơ đồ.
- Năng nhặt chặt bị.
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Cần cù bù thông minh.
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
- Ghét kẻ lười, không ai cười kẻ lấm gối.
- Chịu khó mới có mà ăn
- Đi lâu xa đâu cũng tới.
- Hay làm đắp ấm vào thân.
- Bới đất nhặt cỏ.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng,
lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức ngừơi sỏi đá cũng thành cơm.
- Tấm gương kiên trì, vuợt khó trong học tập : Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát ...
- Những câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì :
+ Năng nhặt chặt bị
+ Có công mài sắt có ngày nên cao
+ Có chí thì nên
+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
+ Chớ thấy sóng cả mà lái tay chèo
+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
+ Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai
Tấm gương kiên trì vượt khó thì có đó nhiều lắm. Như nhà giáo Việt Nam Nguyễn Ngọc Kí hay là Hồ Chủ Tịch vậty.
Ca dao, tục ngữ:
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Nguyễn Ngọc Ký
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:- Em muốn hỏi gì cô phải không?Cậu bé khẽ nói:- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc KýNhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu. Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết. Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa". Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
Cao Bá Quát
Hii....! Mik không biết nhưng vượt khó nghĩa là :
+Dù nhà nghèo nhưng vẫn cố gắng học tập
+Quyết tâm học và làm bài đầy đủ
+Cố gắng đi học đều đặn
+Tìm và học thêm những bài học nâng cao
Hii...! Mik tự nghĩ, hihi, Còn nhiều lắm đó ................. ?!
like nha
ông cao bá quát bạn ak
nguyễn ngọc ký nữa
ong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn - bạn cùng học lớp em.
Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng. Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể : " Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả."
Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay hđếm hương thuê ở ngoài xóm . Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.
Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung - Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.
Nhà bạn ở Đội 1 - xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.
Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.
Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu :" Học sinh nghèo vượt khó " của trường em.
Chúc bn hok tốt nha!