K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2016
Lâu nay cứ nghĩ học để biết chữ mà đọc xem người ta viết gì, để kiếm cái nghề làm ăn và học để biết cái đúng cái sai mà cư xử với người. Nhưng sau khi được học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi lần đọc câu khẩu hiệu: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ…” thì thấy sự hiểu biết của mình còn thiếu rất nhiều điều cần phải hiểu thêm.
“Học để làm việc”: Trước tiên chúng ta đến trường học tập là để làm việc, như vậy muốn làm được việc thì phải học và học là một quá trình thu nhận kiến thức tự nhiên - xã hội… từ đó áp dụng những gì mình thu luợm được để thực hành thông qua việc làm thì mới hòng thu được kết quả. Dân gian ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Làm việc trước hết là làm cho bản thân tồn tại và sinh sống, sau đó làm việc để giúp gia đình cha, mẹ, anh em xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, kế tiếp là làm việc nhằm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Học tập tốt sẽ tạo ra nhận thức nhìn nhận việc gì có ích và việc gì có hại cho cá nhân, tập thể và cộng đồng dân cư. Từ đó việc gì có ích ta cố gắng làm cho được, việc gì không có ích thì ta cần tránh như Bác Hồ đã từng nói: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”
Như vậy học để làm việc một cách có khoa học đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội. Làm việc có kết quả là biểu hiện tư cách của người chân chính, là thước đo danh dự và uy tín của con người có học.
Hiện nay, có tình trạng học chỉ để lấy bằng cấp, học vị để từ đó có cái mác mà giành lấy chức quyền, danh vọng chứ không phải học để làm được việc, để gánh vác trách nhiệm trước nhân dân.
“Học để làm người”: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người XHCN”. Học tập để nâng cao trình độ, khả năng làm việc và rèn luyện đạo đức cách mạng phải gắn bó mật thiết với nhau, hoà quyện vào nhau trở thành bản lĩnh của con người. Làm người phải là có tình có nghĩa, tình cảm chân thành với mọi người, kính già, mến trẻ tin yêu con người và biết sống “Mình vì mọi người”. Làm người phải biết trung, biết hiếu, biết giữ trọn chữ tình, biết kính trọng người thân, nhân dân, biết đối xử có nghĩa có tình với anh, em, bè bạn và mọi người xung quanh. Học tập tấm gương của các Hiền nhân về đạo làm người, nhất là học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để rèn luyện bản thân trở thành con người có ích cho xã hội. Trong suốt cuộc đời luôn luôn phải tự kiểm điểm soi mình vào tấm gương sáng để gọt rửa những cái xấu xây dựng cái tốt cái đẹp nhằm hoàn thiện bản thân thành con người được xã hội trọng vọng, có như vậy chúng ta mới trở thành con người như trong câu nói của Bác.
“Học để làm cán bộ”: Có biết học làm người mới xứng đáng làm cán bộ và chỉ có ai biết “làm Người” mới biết “làm cán bộ”. Làm cán bộ là được Đảng và nhân dân trao chức quyền để lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn dắt những người khác thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, vì vậy học tập với một thái độ nghiêm túc, cầu thị thì mới làm được người cán bộ tốt. Làm cán bộ mà không chịu học để “làm người” thì họ tự làm hỏng bản thân mình đồng thời làm hỏng rất nhiều người dưới quyền của mình. Làm cán bộ là đảm nhiệm trọng trách trước Đảng và nhân dân về đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá tinh thần của nhân dân, làm người cán bộ phải trung thành và tận tuỵ phục vụ nhân dân. Là người cán bộ phải biết “lấy dân làm gốc” và phải biết quyền lợi của dân là cao nhất nên làm cán bộ rồi lại càng phải học. Nếu chỉ học để lấy bằng cấp, lấy chức quyền thì học không có ý nghĩa gì, ngược lại chỉ làm hại cho dân cho nước mà thôi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy:
“Học để phụng sự đoàn thể
Phụng sự giai cấp và nhân dân
Phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.
Do vậy học là công việc của cả một đời người, nhất là làm cán bộ thì càng phải nỗ lực hơn nhiều trong học tập.
Làm cán bộ thường được đánh giá qua thái độ của họ đối với bản thân, đối với người và đối với công việc.
Đối với mình phải: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải biết tự kiềm chế, ít long ham muốn về vật chất, phải thật thà tự phê bình và nhất là phải “Cả quyết sửa lỗi mình”. Tự biết mình, đánh giá đúng bản thân để biết phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nỗ lực vươn lên, đó là người cán bộ có nhân cách.
Đối với người: Phải trung thực khoan dung, chân tình giúp đỡ; không dối trên lừa dưới, tuyệt đối không được dung thủ đoạn với đồng chí, với đồng nghiệp, không nói một đàng làm một nẻo, giả dối, lừa mỵ. Làm người cán bộ giữ cương vị phụ trách phải luôn luôn chiếm được lòng tin yêu, kính trọng của những người cộng sự của cấp dưới bằng chính sự ngay thẳng và long chung thuỷ của bản thân mình, tình cảm của mọi người đối với người phụ trách là sự phản chiếu tình cảm người phụ trách đối với họ. Từ trái tim mình đến với trái tim đồng chí chỉ có thể đi bằng con đường được xây nên bởi sự chân thành, tình yêu thương, long nhân ái và vị tha. Tính nguyên tắc, ý thức kỷ luật và tình cảm cách mạng thống nhất với nhau trong cách “đối nhân xử thế” thể hiện rõ ở tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà mọi người cán bộ chúng ta phải phấn đấu noi theo.
Đối với việc: Phải xem xét kỹ càng để tránh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, ảo tưởng nôn nóng, bi quan, dao động… trong công tác phải quyết đoán, dũng cảm. Dựa dẫm, ỷ lại, không cá tinh thần phụ trách là cái mà người cán bộ cần phải tránh. Xuất phát từ lợi ích của nhân dân mà làm việc, đó là nguyên tắc bất biến. Năng động sang tạo để làm việc có kết quả cao là cái vạn biến. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là lời chỉ dẫn vô cùng sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tất cả chúng ta.
Làm người cán bộ dễ mắc phải một số bệnh có tính phổ biến mà Bác đã chỉ ra để răn dạy, nhắc nhở, phòng ngừa.
Địa phương cục bộ: Chỉ chăm chú, bênh vực, vun vén cho địa phương hoặc bộ phận mình phụ trách, gây tổn hại đến lợi ích chung, gây nên sự chia rẽ và tạo ra tâm lý ích kỷ.
Óc bè phái: Thường gây ra tai hại lớn, làm nội bộ mất đoàn kết, Đảng mất cán bộ và làm hỏng việc, bè phái là tạo ra phe cánh, lôi kéo về mình những người răm rắp theo mình không sử dụng được người tài do đó chất lượng công việc không cao.
Bệnh hẹp hòi: không muốn ai hơn mình, thấy người trẻ mới được đề bạt thì tìm mọi cách dìm người ta xuống để tranh giành chức quyền. Họ quyên lời Bác dạy là: “Trong lãnh đạo cần có già, có trẻ” nhưng phải cùng nhau phấn đấu cho mục tiêu chung của cơ quan đoàn thể…Lời dạy bảo ân cần và nghiêm khắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hẳn chúng ta còn nhớ: “Có những đồng chí còn giữ óc địa vị, cố tranh cho được làm uỷ viên này, chủ tịch kia. Có những đồng chí lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư, lợi dụng địa vị và công tác của mình mà buôn bán phát tài, lo việc riêng hơn việc công. Có những đồng chí còn gữ thói “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Thiết nghĩ mỗi một đồng chí cán bộ cơ sở đến trường học tập và rèn luyện để rồi lại trở về địa phương làm cán bộ, hơn ai hết các đồng chí phải thật thấm nhuần và luôn phấn đấu thực hiện thắng lợi khẩu hiệu nhà trường đề ra. “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Như vậy đã là một người cán bộ to hay nhỏ thì việc học là nhiệm vụ suốt đời của người cán bộ./.
 
10 tháng 11 2016

Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.

Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói : “Học, học nữa, học mãi”(Lê-nin). “Học để biết” là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. “Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.

UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là “học để biết”. Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.

16 tháng 11 2018

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

2 tháng 12 2016

,Đến trường, chúng ta đón nhận những tri thức, đón nhận tình cảm của bạn bè, của thầy cô. Những tri thức thầy cô truyền thụ là những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác nhau .... kể cả nhân cách con người. Những kiến thức ấy giúp chúng em có đủ hành trang vào đời. Hiểu được điều đó nên nhiều bạn chăm chỉ học tập và đạt được nhiều thành tích cao. Trong khi đó vẫn còn một số bạn lười biếng, học chỉ để đối phó trong những giờ lên lớp. Muốn học tập tốt, em phải học tập từ cả bạn bè, đọc sách báo, tìm tòi thêm những tư liệu bổ sung hoặc trao đổi với bạn bè .... Cũng có thể nói một tình bạn nảy nở sẽ giúp chúng ta tiến bộ trong học tập. Niềm vui trong những lúc ở trường, trong học tập là như vậy đấy!

- kiến thức = tri thức

- chăm chỉ # lười biếng

27 tháng 11 2022

chịu

 

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán ViệtĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng âmĐặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩaĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phụcb, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu- Chúng em luôn tranh thủ thời...
Đọc tiếp

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )

2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán Việt

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng âm

Đặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩa

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa

3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phục

b, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu

- Chúng em luôn tranh thủ thời gian để học tập

- Qua phong trao thi đua Hai tốt cho thấy được sự cố gắng của thầy cô giáo và các bạn học sinh trên cả nước

- Bạn ấy có thể giúp em học môn Toán để bạn đấy học giỏi

- Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

4, a, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề học tập . Trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa , một cặp từ đồng âm và gạch chân dưới các cặp từ đó

b, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề quê hương . Trong đó có sử dụng một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt và gạch chân dưới các cặp từ đó

c, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề tự chọn . Trong đó có sử dụng từ một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt , từ trái nghĩa , từ đồng nghĩa và gạch chân dưới các cặp từ đó

3
19 tháng 11 2016

1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ láy:

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa

Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu

– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…

-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được

Đại từ:

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

 

19 tháng 11 2016

2)

Hán Việt:

Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.

Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )

 

16 tháng 9 2021

Học tập thật sự rất là vui, nhưng vẫn có bạn kêu nó buồn chán.Không hiểu sao lại nghĩ nó buồn chán nữa cả.Khi học tập thì sẽ giúp ta có một tương lai sáng thay vì cứ mãi ở trong một hố đen tối không có gì.Nó giúp chúng ta có thể hiểu biết rất nhiều thứ: tốt với xấu khác nhau như thế nào; thông minh và ngu dốt cách biệt ra sao; lười biếng sẽ có kết quả khác như nào đối với siêng năng;....v.v...Học tập còn mở ra cánh cổng đến ước mơ và hi vọng nữa cơ! Nên nó không buồn chán chút nào! Thử không học xem, bạn sẽ là một kẻ đáng bị xã hội ruồng bỏ.( mk ghi nhiều cặp từ nên bạn hãy tìm nha! Mk có việc nên ko ghi rõ đc.Xin lỗi nhiều!)

8 tháng 1 2022

dasda

10 tháng 12 2021

chịu