K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

 Câu trả lời hay nhất:  tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

tk mik nha

4 tháng 5 2018

Biện pháp ẩn dụ trong 2 câu thơ trên là " mặt trời"

- Tác dụng của biện pháp ẩn dụ đó là :

Tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước để nâng cao giá trị hình tượng so sánh . Mặt trời biểu tượng cho chân lí , cho sự ánh sáng vĩnh cữu tất yếu của cuộc sống . Tác giả ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cữu ấy . Qua đó thể hiểu được đối tượng mà nhà thơ so sánh . Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của tác giả đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ.

Học tốt!

Xác định phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ  trong các câu sau. Nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được dùng. a.     Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ                                                          (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)   b. Dòng sông lặng ngắt như tờ        Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng...
Đọc tiếp

Xác định phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ  trong các câu sau. Nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được dùng.

 

a.     Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

                                                          (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

   b. Dòng sông lặng ngắt như tờ

        Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.

                                             (Đi thuyền trên sông Đáy- Bác Hồ)

                                            c. Giấy đỏ buồn không thắm

       Mực đọng trong nghiên sầu.

                                     (Ông đồ- Vũ Đình Liên.)    

 d. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

       Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

    Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

                                            Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

                                                (Chợ tết-Đoàn Văn Cừ)

1

a)  Ẩn dụ : mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh Mặt trời trong câu thơ thứ hai là một câu ẩn dụ.Tác giả đã dùng từ Mặt trời để chỉ Bác Hồ-vị lãnh tụ của dân tộc.Người soi sáng dẫn đường chỉ đổi cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nè lệ tối tăm đi tới tương lai độc lập ,tự do,hạnh phúc.với nghệ thuật ẩn dụ trên đã thể hiện được lòng kính yêu,sự biết ơn,niềm tự hào của nhà thờ.

b)  So sánh "dòng sông lặng ngắt" với (lặng) "như tờ"

Phép so sánh : "lặng ngắt như tờ " làm nổi bật được không gian êm đềm tĩnh lặng, im ắng của một vùng sông nước vào khuya (Bác Hồ sáng tác bài thơ này khi đang "Đi thuyền trên sông Đáy") đầy trữ tình, lãng mạn và sinh động với cảnh "sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo"

c) Nhân hóa : nghiên sầu

Sử dụng phép nhân hóa "nghiên sầu" dùng để diễn tả cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả những vật vô tri vô giác

d) 

So sánh: Sương trắng so sánh với giọt sữa. Hiệu quả:

+ Tạo sự sinh động cho hình ảnh.

+ Nhấn mạnh dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai.

- Nhân hóa: : Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên, làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết. 

- Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh”: ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân.

=> Các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ…

9 tháng 4 2019

Mặt trời (trong câu Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ)

-  Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ Bác Hồ. Bác đã đem lại cho đất nước và tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời.


 

10 tháng 4 2019

mặt trời ở đây lak để chỉ bác hồ

bác vĩ đại lớn lao bác đem lại sự sống cho đất nước và đân tộc chúng ta

chúc hok tốt

11 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

- Hình ảnh ẩn dụ

⇒  ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.

11 tháng 7 2021

thanks cj

25 tháng 3 2021

tham khảo

a,

Ẩn dụ : '' Mặt trời trong câu thứ 2 ''

- Tác dụng :

+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.

+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.

=> Ca ngợi sự vĩ đại của người

b,

 Ẩn dụ cách thức

-> Tác dụng: giúp thể hiện và bộc lộ rõ cảm xúc về lòng biết ơn

27 tháng 2 2018

 câu thơ trên thuộc kiểu ẩn dụ phẩm chất

Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ Bác Hồ. Bác đã đem lại cho đất nước và tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời.

hok tốt

27 tháng 2 2018

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

11 tháng 7 2018

Tham khảo: tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

11 tháng 7 2018

Phép ẩn dụ: Mặt trời2

Tác dụng: Coi Bác như mặt trời sáng tỏ, soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam, thể hiện sự kính yêu, tôn trọng Bác

27 tháng 11 2016

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(1). “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác(2). Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài(3). Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ(4). Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu)(5). Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương(6).Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(7).Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(8). “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác(9).Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người (10).

27 tháng 11 2016

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt

29 tháng 2 2016

"hạt nắng";"mặt trời đi qua"

tác dụng là làm cho câu thơ sinh động hơn

29 tháng 2 2016

nhân hóa