Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Refer:
Việt Nam là một quốc gia đang có tốc độ đô thị hóa cao và nhanh. Chính vì vậy, trong cuộc sống ngày nay, việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị chính là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thật vậy, việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị không chỉ giúp cho con người có được phong cách sống hiện đại, văn minh, hiện đại mà còn là cách sống xanh, sống bền vững, góp phần vào nhịp điệu sống của xã hội và đất nước. Tại nước ta hiện nay, việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị có những điều được thực hiện tốt và cũng có những việc làm chưa tốt.
Việc thực hiện nếp sống văn minh được hiểu là việc mỗi công dân đều có những hành động tuân thủ pháp luật, quy định chung và góp một chút công sức của mình vào cuộc sống chung, làm cho cuộc sống xung quanh được tốt đẹp, văn minh hơn. Về những mặt tốt, mỗi người dân đều có quyền tự hào về những nếp sống văn minh đô thị mà chúng ta làm được. Chúng ta có thể kể đến những lối sống giữ gìn vệ sinh của khu vực mình đang sống, trồng cây xanh và làm đẹp theo từng khu vực đô thị. Hay như những hành động nghiêm chỉnh chấp hành những quy định, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật ở khu vực đô thị mà mình sống. Hoặc là những hành động đóng góp chung tay vào sự bình yên, tươi đẹp và hạnh phúc của khu đô thị. Qua những câu chuyện được phát sóng trên phương tiện truyền thông hay ti vi truyền hình, đặc biệt là chương trình "Việc tử tế", chúng ta hoàn toàn có thể chứng kiến biết bao nhiêu câu chuyện về hành động đẹp trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Tất cả những hành động dù bé nhỏ của các cá nhân, tập thể đều là những hành động đẹp góp ích cho cuộc sống chung và tạo nên được nếp sống văn minh. Ngược lại với những nếp sống văn minh thì hiện trạng vẫn còn nhiều những hành động chưa được văn minh. Điển hình nhất có lẽ là việc chen lấn xô đẩy khi xếp hàng, vứt rác bừa bãi, cãi nhau om sòm trong khu phố, uống rượu đua xe, hay tệ hơn là tham gia vào tệ nạn xã hội. Tất cả những hành động chưa đẹp như vậy không chỉ gây hại cho chính người đó mà còn gây hại cho những người xung quanh, gây hại cho cuộc sống chung nữa.
Vậy tại sao nếp sống văn minh đô thị lại được đề cao? Cộng đồng dân tộc VN đang dần hướng tới những phong cách sống hiện đại, để loại bỏ dần phong cách sống lạc hậu, cổ hủ của ngày trước. Chính vì vậy, việc sống văn minh hiện đại chính là góp phần mình vào sự chuyển mình của đất nước. Từ đó, thế hệ đi trước có thể đặt nền tảng cho các thế hệ sau một cuộc sống tốt đẹp và văn minh hơn. Sống văn minh không phải là khước từ mọi giá trị truyền thống của dân tộc, mà chúng ta hướng đến những giá trị thực sự tốt đẹp của phong cách sống hiện đại, văn minh đem lại. Vì việc sống văn minh không chỉ có lợi cho chính chúng ta mà nó là sự đóng góp vào xu thế của toàn xã hội. Văn minh trong cách nghĩ, trong lời nói và hành động.
Tóm lại, việc thực hiện nếp sống văn minh ở đất nước chúng ta đang được thực hiện tốt và hiệu quả nhờ các biện pháp giáo dục toàn dân. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của một xã hội VN hiện đại, văn minh.
Refer:Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường , ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất.
Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó.
Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề
"Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô , nói năng cho phù hợp .Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh , thanh lịch hàng ngày.
Học sinh tuy chưa biết nhiều về những nghề truyền thông nhưng chắc chắn một khi biết đến thì đều cảm thấy tự hào. Vì thế học sinh cần được tiếp cận và tìm hiểu nhiều hơn với các làng nghề truyền thống, từ đó vun đắp tình yêu các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, sản phẩm và nghệ nhân làm ra nó. Nếu được hãy học hỏi và suy nghĩ cách gìn giữ, duy trì nó trong tương lai, nhân rộng ra cả tỉnh thành, cả nước và với bạn bè toàn thế giới.
Này là hoàn toàn cần thiết vì thế hệ trẻ - giao thoa nhiều giữa thế hệ cha ông với thế hệ mai sau, cần được tiếp cận, giới thiệu và tìm hiểu kĩ để có thể giữ gìn, lĩnh hội và phát huy, biến tấu đa dạng hơn, tiếp cận nhiều nền văn minh văn hoá thế giới.
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
các bn giúp mk với