K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2018

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá) 
2. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh) 
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá) 
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá) 
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh) 
6. Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh) 
7. Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh) 
8. Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh) 
9. Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh) 
10. Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

3 tháng 4 2017

- đẹp, cao, khỏe ;

+ Đẹp như tiên.

+ Cao như cái sào.

+ Khỏe như voi.

- nhanh, chậm, hiền ;

+ Nhanh như thỏ.

+ Chậm như rùa.

+ Hiền như Bụt.

- trắng, xanh, đỏ;

+ Trắng như trứng gà bóc.

+ Xanh như tàu lá.

+ Đỏ như son.

15 tháng 12 2021

Con người trước khi muốn khai phá kho tri thức, cần phải học hỏi lễ nghĩa mới có thể trở thành một người có ích, như người xưa từng nói: “Tiên học lễ hậu học văn”. Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn nói rằng việc đầu tiên cần phải học lễ nghĩa và sau đó mới học văn hóa

16 tháng 12 2021

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”

13 tháng 3 2018

Người mẹ được so sánh với những hình ảnh như : ngôi sao “thức” trên bầu trời, những ngọn gió mát lành của con.

9 tháng 9 2017

Những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An: nhẹ nhàng xoa đầu, dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu, khẽ nói.

3 tháng 10 2017

a) Đặt câu để phân biệt các tiếng sau:

Trả lời:

- da, gia, ra

+ Làn da của bà nội đã có nhiều nếp nhăn.

+ Gia đình em rất hạnh phúc.

+ Giờ ra chơi, cả lớp cười đùa vui nhộn.

- dao, rao, giao

+ Mẹ thái thịt bằng con dao sắc.

+ Tiếng rao của bác bán hàng từ xa vọng lại.

+ Cô giáo giao bài tập làm văn cho cả lớp.

b) Tìm tiếng có vần uôn hay uông thích hợp với mỗi chỗ trống:

Trả lời:

- Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.

- Nước trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn.

22 tháng 4 2019

a) Cháu ... ông bà.

- Các từ thích hợp là: kính yêu, yêu thương, yêu mến, kính mến, thương yêu, …

b) Con ... cha mẹ.

- Các từ thích hợp là: kính yêu, yêu thương, yêu mến, kính mến, thương yêu, …

c) Em ... anh chị

- Các từ thích hợp là: yêu mến, yêu quý, thương yêu, yêu thương,…

17 tháng 3 2022

bác gió rít lên 1 luồn hơi lạnh như băng
(hơi lủng củng)

17 tháng 3 2022

Cơn gió lạnh mùa đông lạnh như tuyết           nha

`HT`

Câu 1. Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?Câu 2. Bệnh gì bác sĩ bó tay?Câu 3. Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?Câu 4. Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?Câu 5. Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết!!Câu 6. Cái gì trong trắng ngoài xanh trồng...
Đọc tiếp

Câu 1. Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?

Câu 2. Bệnh gì bác sĩ bó tay?

Câu 3. Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?

Câu 4. Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?

Câu 5. Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết!!

Câu 6. Cái gì trong trắng ngoài xanh trồng đậu trồng hành rồi thả heo vào?

Câu 7. Con gì mang được miếng gỗ lớn nhưng không mang được hòn sỏi?

Câu 8. Ở Việt Nam, rồng bay ở đâu và đáp ở đâu?

Câu 9. Có 1 người đứng ở chân cầu. Ở giữa cầu có một con gấu rất hung dữ không cho ai qua cầu hết. Người đó sẽ mất hết 5 phút để đi từ chân cầu cho đến giữa cầu và con gấu cũng chỉ ngủ có 5 phút là tỉnh dậy. Hỏi người đó làm sao để qua được bên kia?

Câu 10. Ở Việt Nam, một thằng mù và ba thằng điếc đi ăn phở, mỗi người ăn một tô. Mỗi tô phở là 10 ngàn đồng. Hỏi ăn xong họ phải trả bao nhiêu tiền?

7
4 tháng 4 2020

1 bắp ngô

2 gãy tay

3 bà đó= bò đá ; bả bay = 73

4 15 con

5 ???

6 bánh trưng

7 con sông 

8 bay ở thăng long đáp ở hạ long

9 con gấu ngủ mk qua câu gấu thức dậy mk quay lưng nó tưởng mk là ng từ bên mk đến qua nên rượt mk trở về chỗ mk đang đến vậy là mk qua dc cầu

10 họ trả 20 ngàn ...1 thằng mù = 1 ng ba thằng đ=1 ng ( ba thằng đ=bố của thằng đ)

12 tháng 4 2020

1 bắp ngô

2 gãy tay

3 bả bay =73

4 chết 15 con

5 em đã có thai với anh rồi [câu này mình ko chắc]

6 bánh trưng

7 con sông

8 Thăng Long và Hạ Long

9 ???

10. 20 nghìn

26 tháng 1 2018

Là tên của mình nha

26 tháng 1 2018

Đó là tên của bạn .