Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác phẩm truyện kiều của nguyễn du
Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở Việt Nam càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. Trải qua nhiều thế kỉ, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất củaNguyễn Du, làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. Bọn quan lại tham nhũng được tác giả vạch trần. Cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân được tác giả ngợi ca.Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng với những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
Tác phẩm truyện kiều của nguyễn du
Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở Việt Nam càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. Trải qua nhiều thế kỉ, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất củaNguyễn Du, làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. Bọn quan lại tham nhũng được tác giả vạch trần. Cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân được tác giả ngợi ca.Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng với những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
-Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước Việt Nam.Tiêu biểu có thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (ngưới Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý sau hai năm sống ở Hà Lan. Kính thiên lí là ống kính gồm một hệ thống thấu kính, dùng để nhìn những vật ở rất xa. Thành tựu của ông đã đem lại cho xã hội một bước tiến mới, giúp cải thiện cuộc sống khó khăn ban đầu của họ.
#HTD
bn tham khảo ở đây nha:
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/217003.html
Các lĩnh vực | Tình hình phát triển. Các thành tựu |
Giáo dục – thi cử | - Ra "Chiếu lập học", mở trường công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử. - Quốc Tử Giám đặt tại Huế. Chỉ lấy con em quan lại, thổ hào. - Lập "Tứ dịch quán" dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm). |
Sử học Địa lí Y học |
- Đại Việt sử kí tiền biên. - Đại Nam thự lục, Đại Nam liệt truyện. - Đại Việt thông sứ, Phủ biên tạp lục. - Lịch triều hiến chương loại chí. - Gia Định thành thông chí. - Đại Nam nhất thống chí. - Hải Thượng y tông tâm lĩnh. |
Kĩ thuật | - Làm đồng hồ và kính thiên lí. - Chế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước. - Đóng một chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước. |
Ngọ Môn là một tổng kiến trúc đa dạng , được xây dựng và là nơi sinh sống của vua chúa nhà Nguyễn.
Theo kinh dịch thì các vị vua bao giờ cũng quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ, cho nên ngay từ thời Gia Long (1802-1819), khi xây dựng kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị thế tọa càn hướng tốn (Tây Bắc - Ðông Nam) cũng có nghĩa là hướng Bắc - Nam, thuộc Ngọ trên trục Tý - Ngọ, do đó Minh Mạng đã đặt tên cho chiếc cổng mới xây ở chính giữa mặt trước hoàng thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết đài.
Hệ thống nền đài cao gần 5m, xây trên mặt bằng chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cánh 27,06m. Ở phần giữa của nền đài trổ ba lối đi. Ngọ Môn dành cho vua đi, Tả và Hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ theo hầu trong đoàn ngự đạo. Tả và Hữu Dịch môn nằm ở hai cánh của nền đài, dành cho lính tráng và voi ngựa đi.
Hệ thống lầu ngũ phụng có hai tầng, lầu gồm chín bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly, lầu dựng trên nền cao 1,14m xây trên nền đài. Ở tầng trên, mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau.
Tổng thể Ngọ Môn nhìn từ xa như một tòa lâu đài đồ sộ nguy nga, nhưng khi tiếp cận, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn, đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế.