Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Bài khá là dài nhé nên hãy dựa vào dàn ý để làm 1 bài hoàn chỉnh theo ý bạn nhé
Pham Nhu Y
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.
II. Thân bài
1. Khái quát về nhân vật ông Hai:
- Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình
- Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.
2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:
- Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.
3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:
- Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được
- Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường, đêm đó trằn trọc không ngủ dc.
- Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.
- Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi
- Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gặt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
4. Niềm sung sướng và vui mừng khi biết làng không phải Việt gian:
- Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng
- Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.
Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian ! Lúc đầu ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại "giọng ông như lạc hẳn": "Liệu có thật không hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở làng ông "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi"..., thì ông Hai không thể nghe thêm được nữa. Ông đánh trống lảng rồi đi thẳng. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” . Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” . Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” . Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” . Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .