K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2017

Câu 1:

- Di chuyển bằng chân giả: trùng biến hình.

- Những đại diện có 2 hình thức di chuyển là: vượn (đi, leo trèo), chim cánh cụt (bơi, đi)..
- Những đại diện có 3 hình thức di chuyển là: vịt trời (đi, chạy, bay), châu chấu (đi, nhảy, bay)...
- Di chuyển bằng lông bơi: trùng giày

- Di chuyển bằng chi bên: rết

-

22 tháng 4 2017

Câu 2:

Đặc điểm cấu tạo.
-Phần đầu – ngực:
+ Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi và tự vệ.
+ Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: Cảm giác về khứu giác, xúc giác.
+ 4 đôi chân bò: Di chuyển, chăng lưới.
-Phần bụng:
+ Đôi khe thở: Hô hấp.
+ Các núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện.
* So sánh:
+ Tôm sông;
Phần đầu - ngực
- Các chân hàm
- 2 đôi râu
- 5 đôi chân bò
Phần Bụng
- 5 đôi chân bụng
- Tấm lái
+ Nhện:
Phần đầu - ngực
- Đôi kìm; Đôi chân xúc giác; 4 đôi chân bò
Phần bụng
- Đôi khe thở;1 lỗ sinh dục; Các núm tuyến tơ

17 tháng 10 2019

C1:Trung kiet li di chuyen bang chan gia. Trung giay di chuyen bang long boi.

Hoc tot!!!^.^

16 tháng 5 2017

Câu 1:

Trùng biến hình di chuyển bằng chân giả.

Thủy tức có hai hình thức di chuyển.

Trùng giày di chuyển bằng lông bơi.

Giun đất di chuyern bằng chi bên.

Câu 16: Trong các đại diện của ngành thân mềm, những đại diện nào thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực?A. Mực, Ốc sên.B. Mực, Bạch tuộc.C. Trai sông, Bạch tuộc.D. Mực, Bạch tuộc.Câu 17: Trong các đại diện của ngành thân mềm, đại diện nào sau đây có hại cho cây trồng?A. Ốc anh vũ.B. Ốc sên.C. Ốc vặn.D. Ốc hương.Câu 18: Trong các đại diện của ngành thân mềm, đại diện nào sau đây có giá trị...
Đọc tiếp

Câu 16: Trong các đại diện của ngành thân mềm, những đại diện nào thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực?

A. Mực, Ốc sên.

B. Mực, Bạch tuộc.

C. Trai sông, Bạch tuộc.

D. Mực, Bạch tuộc.

Câu 17: Trong các đại diện của ngành thân mềm, đại diện nào sau đây có hại cho cây trồng?

A. Ốc anh vũ.

B. Ốc sên.

C. Ốc vặn.

D. Ốc hương.

Câu 18: Trong các đại diện của ngành thân mềm, đại diện nào sau đây có giá trị về mặt địa chất?

A. Ốc anh vũ.

B. Ốc sên.

C. Ốc vặn.

D. Ốc hương.

Câu 19: Vì sao Trai sông, mực, ốc sên… có môi trường sống và lối sống rất khác nhau nhưng chúng lại được xếp chung vào ngành thân mềm?

A. Vì chúng đều có đặc điểm thân mềm, không phân đốt.

B. Vì chúng đều có vỏ đá vôi, khoang áo phát triển.

C. Vì chúng có hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản.

D. Cả A, B, C đúng.

Câu 20: Đại diện ngành thân mềm nào sau đây là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán?

A. Ốc vặn.

B. Ốc hương.

C. Sò huyết.

D. Ngao.

1
14 tháng 12 2021

B

A

C

D

C

 

 

14 tháng 12 2021

copy bài mk dư kìa bạn

8 tháng 12 2021

Lớp giáp xác :

Cơ thể đối xứng 2 bên và phân đốt : Các đốt hợp thành 3 phần cơ thể là đầu, ngực và bụng.

- Mỗi đốt cơ thể mang một đôi chi phân đốt: các đốt của chi khớp động với nhau.

- Cơ thể được lớp vỏ kitin vững chắc phủ ngoài, tại chỗ khớp giữa các đốt thì vỏ kitin mỏng hơn, để dễ dàng cho các cử động.

* Lớp Hình Nhện :

- Cơ thể hình nhện thường chia 2 phần : đầu - ngực và bụng. Phần đầu - ngực đã dính liền (không còn rõ ranh giới). Nếu ở bọ cạp, phần bụng còn rõ phân đốt thì ở nhện sự phân đốt ở phần bụng không còn. Ớ ve và bét, ngay ranh giới giữa đầu - ngực và bụng cũng không rõ.

* lớp Sâu bọ :

Đa số chúng ở cạn, ít loài ở nước. Hầu hết chúng có khả năng bay trên không Sâu bọ có các đặc điểm sau :

Cơ thể sâu bọ chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

- Phần đầu :

4-1 đôi râu, mắt kép, mắt đơn và cơ quan miệng.

+ Râu là cơ quan xúc giác và khứu giác.

+ Cơ quan miệng dùng để bắt, giữ và chế biến thức ăn.

- Phần ngực gồm 3 đốt:

+ Mỗi đốt mang 1 đôi chân, có cấu tạo thích nghi với lối sống và cách di chuyển của chúng.

+ Đốt số 2 và 3 ở đa số sâu bọ mang 2 đôi cánh. Cánh cho phép sâu bọ bay và lượn trên không.

- Phần bụng : Có số đốt thay đổi tuỳ loài, các đốt thiếu phần phụ, có các lỗ thở, hệ thống ống khí, cơ quan tiêu hoá và sinh dục.

9 tháng 12 2021

Tham khảo

+ Lớp giáp xác :

Cơ thể đối xứng 2 bên và phân đốt : Các đốt hợp thành 3 phần cơ thể là đầu, ngực và bụng.

- Mỗi đốt cơ thể mang một đôi chi phân đốt: các đốt của chi khớp động với nhau.

- Cơ thể được lớp vỏ kitin vững chắc phủ ngoài, tại chỗ khớp giữa các đốt thì vỏ kitin mỏng hơn, để dễ dàng cho các cử động.

+ Lớp Hình Nhện :

- Cơ thể hình nhện thường chia 2 phần : đầu - ngực và bụng. Phần đầu - ngực đã dính liền (không còn rõ ranh giới). Nếu ở bọ cạp, phần bụng còn rõ phân đốt thì ở nhện sự phân đốt ở phần bụng không còn. Ớ ve và bét, ngay ranh giới giữa đầu - ngực và bụng cũng không rõ.

+ lớp Sâu bọ :

Đa số chúng ở cạn, ít loài ở nước. Hầu hết chúng có khả năng bay trên không Sâu bọ có các đặc điểm sau :

Cơ thể sâu bọ chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

- Phần đầu :

4-1 đôi râu, mắt kép, mắt đơn và cơ quan miệng.

- Râu là cơ quan xúc giác và khứu giác.

- Cơ quan miệng dùng để bắt, giữ và chế biến thức ăn.

- Phần ngực gồm 3 đốt:

+ Mỗi đốt mang 1 đôi chân, có cấu tạo thích nghi với lối sống và cách di chuyển của chúng.

- Đốt số 2 và 3 ở đa số sâu bọ mang 2 đôi cánh. Cánh cho phép sâu bọ bay và lượn trên không.

- Phần bụng : Có số đốt thay đổi tuỳ loài, các đốt thiếu phần phụ, có các lỗ thở, hệ thống ống khí, cơ quan tiêu hoá và sinh dục.

Sau khi tham quan thiên nhiên, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:1/ Các êm đã đến những địa điểm nào để quan sát? Hãy nhận xét về môi trường sống ở mỗi địa điểm quan sát. ( vùng đồng ruộng nước, vùng bãi lầy ven sông, vùng ven biển, vùng ao hồ. vùng rừng cây bụi ở quê em.....)2/ Những động vật mà em đã quan sát được là gì? Đặc điểm hình thái và cấu tạo cơ thể cho thấy động...
Đọc tiếp

Sau khi tham quan thiên nhiên, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1/ Các êm đã đến những địa điểm nào để quan sát? Hãy nhận xét về môi trường sống ở mỗi địa điểm quan sát. ( vùng đồng ruộng nước, vùng bãi lầy ven sông, vùng ven biển, vùng ao hồ. vùng rừng cây bụi ở quê em.....)

2/ Những động vật mà em đã quan sát được là gì? Đặc điểm hình thái và cấu tạo cơ thể cho thấy động vật đó thích nghi với môi trường sống nào?( cơ quan di chuyển bằng vây hay cánh, hay bằng chi. Vì sao ở môi trường đó chúng lại có đặc điểm thích nghi như vậy? Hãy dùng kiến thức vật lí để phân biệt và so sánh sự khác nhau của môi trường nước, môi trường trên mặt đất và một số loài chuyên bay trên không. Gợi ý: Trái đất hình cầu, và có lực hút vạn vật vào tâm trái đất đó là trọng lực . sinh vật ở cạn, có mặt đất nâng đỡ tạo sự cân bằng lực, ( di chuyển bằng chủ yếu bằng chi, hô hấp bằng phổi hoặc hệ thống ống khí ở sâu bọ) ở nước có sức nâng của nước đó là lực đẩy Ácsimet ( di chuyển chủ yếu bằng vây, hô hấp chủ yếu bằng mang). Sinh vật bay trên không phải luôn thắng lực hút của trái đất, khác với sinh vật hoạt động trên mặt đất và sinh vật sống dưới nước,( cơ thể nhẹ, có cánh, diện tích cánh đủ rộng, năng lượng đủ lớn, có hệ thông hô hấp cung cấp một lượng ooxxxi lớn hơn các sinh vật sông trên mặt đất)

3/ Quan sát các hình thức dinh dưỡng của động vật. Cấu tạo cơ thể phù hợp với việc tìm mồi, dinh dưỡng

4/ Mối quan hệ hai mặt giữa động vật và thực vật. 

5/ Hiện tượng ngụy trang của động vật về hình dạng, cấu tạo, màu sắc hoặc tập tính như giả chết, co tròn, tiết độc, tiết mùi hôi...

6/ Hãy cho biết động vật nào có số lượng nhiều nhất ở nơi quan sát và động vật nào có số lượng ít nhất. Gải thích vì sao? 

0
14 tháng 12 2021

1, Vỏ trai: Gồm có 2 mảnh vỏ gắn nhau nhờ bản lề gắn nhau cộng với 2 cơ kép vỏ có tác dụng đóng mở vỏ và bảo vệ phần trong.

- Cấu tạo: gồm có 3 lớp.

+ Lớp ngoài cùng là lớp sừng.

+ Lớp giữa là lớp đá vôi.

+ Trong cùng là lớp sà cừ óng ánh.

2, cơ thể trai:

- Dưới vỏ là áo trai.

+ Mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi.

+ Mặt trong tạo khoang áo có ống hút và ống thoát.

- Hai tấm mang.

- Cơ thể trai:

+ Phía trong là thân trai.

+ Phía ngoài là thân trai (lưỡi rìu).

Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
- Về cấu tạo :
+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy :

Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.Cơ chân kém phát triển.

- Về di chuyển : Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân
phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
Trai sông có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và
sinh sản.
- Về dinh dưỡng :
+ Lông phủ trên tấm miệng và mang rung động tạo nên dòng nước trao đổi liên tục với môi trường ngoài.
+ Dòng nước hút vào mang gồm thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nhỏ...) đưa đến miệng và ôxi đến các tấm mang để hấp thụ.
- Về sinh sản :
+ Ở trai cái, thông thường trứng đẻ ở trong khoang áo.
+ Tinh trùng do trai đực tiết ra theo dòng nước vào cơ thể trai cái để thụ tinh cho trứng.
+ Trứng phát triển thành ấu trùng trong khoang áo trai mẹ. Trước khi trở thành trai trưởng thành, ấu trùng thường bám trên da, trên vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới.

14 tháng 12 2021

Tham khảo

1.

Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.

Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :

- Về cấu tạo:

+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.

+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy:

Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.Cơ chân kém phát triển.

- Về di chuyển: Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.

 



 

Sắp thi rồi các bạn ơi! Giúp mình với!Câu 1: Nêu môi trường sống, cấu tạo, di chuyển, hình thức dinh dưỡng và sinh sản của trùng biens hình, trùng roi, trùng kiết lị và trùng sốt rét.Câu 2: Mô tả hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng của thủy tức, sứa và san hô.Câu 3: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang.Câu 4: So sánh cấu tạo của giun đũa với sán là gan.Câu 5: Nêu các biện pháp...
Đọc tiếp

Sắp thi rồi các bạn ơi! Giúp mình với!

Câu 1: Nêu môi trường sống, cấu tạo, di chuyển, hình thức dinh dưỡng và sinh sản của trùng biens hình, trùng roi, trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Câu 2: Mô tả hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng của thủy tức, sứa và san hô.

Câu 3: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang.

Câu 4: So sánh cấu tạo của giun đũa với sán là gan.

Câu 5: Nêu các biện pháp phòng chống giun sán sống kí sinh ở người,

Câu 6: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm?

Câu 7: Để nhận biết sâu bọ và chân khớp khác phải dựa vào đặc điểm nào của chúng?

Câu 8: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.

Câu 9: Địa phương em coa biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

Câu 10: Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở dưới nước.

3
18 tháng 12 2016

câu 6;

Cơ thể mềm không phân đốt

Khoang áo phát triển

Hệ tiêu hóa phân hóa

Cơ quan di chuyển thường đơn giản

Có vỏ đá vôi

Câu 8:

-Có bộ xuong ngoài bằng kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.
- Các chân phân đốt khớp động với nhau.
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với lột xác.

Câu 10:

Đặc điểm của cá thick nghi vs môi trường nước là :
+ Thân cá chép thon dài , đầu thuôn nhọn gắn chặt vs thân
=> Giảm sức cản của nước
+ Mắt cá ko có mi , màng mắt tiếp xúc vs môi trường nước
=> Màng mắt ko bị khô
+ Vảy cá có da bao bọc , trong da có nhiều tuyến chất nhầy
=> Giảm sự ma sát giữa da cá vs môi trường nước
+ Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp vs nhau như lợp ngói
=> Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang
+ Vây cá có các tia đc căng bởi da mỏng , khớp động với thân
=> Có vai trò như bơi chèo

 

18 tháng 12 2016

Câu 3:

Đặc điểm chung
- Ruột dạng túi
- Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai
- Sống dị dưỡng
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.

Vai trò:

Cung cấp thức ăn và nơi ấn nấp cho một số động vật

Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo

==>là điều kiện phát triển du lịch

Câu 4

giun đũa có cấu tạo khác sán lá gan: cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại, tiết diện ngang bao giờ cũng tròn, nó còn phân tính, có khoang cơ thể chưa chính thức và trong sinh sản thì phát triển

giun đũa chỉ có 1 vật chủ.

câu 5:

+ Vệ sinh thực phẩm :
Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn)
Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
Không ăn thịt bò, lợn gạo .
Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
+ Vệ sinh cá nhân
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát , không cho mặc quần yếm hở mông ( giun kim)
Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ .
Không đi chân không trên đất cát , đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc)
Tránh đắp lá cây , nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này , có thể bị bệnh sán nhái)