Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thứ hai vừa rồi trong lễ chào cờ trường em đã phát động phong trào "Thi đua học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy", hôm đó trên đường đi học về em đã làm được một việc tốt theo 5 điều Bác dạy đó là nhặt được của rơi trả lại người mất.
Lúc đó em đang đạp xe đạp trên đường đi học về, do trời nắng và em đã đói nên em đạp xe rất chậm, em đang đi thì có một chiếc xe máy từ đằng sau vụt đi qua, bỗng em thấy rơi trước mặt một thứ gì đó, em đạp xe lại gần thì thấy đó là một cái ví tiền. Em liền dừng xe đứng lại rồi nhặt chiếc ví lên, lại nhìn theo chiếc xe đó, khi đó trong đầu em liền nghĩ "Phải trả lại ví này cho chiếc xe kia". Thế là em liền cất chiếc ví vào cặp, nhảy lên xe và đạp thật nhanh đuổi theo chiếc xe máy, vừa đạp xe em vừa phải dõi theo chiếc xe và phải đi thật cẩn thận vì đi nhanh rất sợ va vào xe khác. Thật may sao khi em đuổi theo được một đoạn thì chiếc xe máy dừng lại chờ đèn đỏ, em liền đến cạnh chiếc xe và hỏi rằng "Chú ơi có phải chiếc ví này của chú không ạ?", chú đó nhìn thấy liền giật mình và nói "Ô! Đúng là ví của chú rồi, cháu nhặt được lại đạp xe theo để trả cho chú thật là đáng quý quá". Em nhận thấy rõ sự vui mừng của chú, em cũng rất vui khi có thể giúp đỡ cho người khác, nếu như hôm nay em không kịp đuổi theo chú có lẽ em sẽ gửi lại tại đồn cảnh sát giao thông.
Làm được một việc tốt, như những điều mà Bác Hồ đã dạy em cảm thấy rất vui và hạnh phúc, em hứa sẽ cố gắng làm được nhiều điều hơn nữa để xứng đáng là "Cháu ngoan Bác Hồ".
- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá
- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
2. Thân bài- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.
- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.
- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.
- Bạn chính là người thầy của chúng ta
- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.
- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.
- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.
- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công
3. Kết bài- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời
- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ
Chúc bạn làm bài tốt
MB: Tự giới thiệu
Tôi tên là Thu, là người con của miền sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay tôi đang làm công tác giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười. Cha tôi là một người lính đã anh dũng hi sinh trong một trận chiến đấu vô cùng ác liệt. Thật tình cờ tôi được gặp lại bác Ba, người đồng đội thân thiết với cha tôi, và được bác trao lại cho kỉ vật thiêng liêng mà trước khi nhắm mắt, ba tôi đã trăng trối đưa cho người bạn ấy.
TB:
Ý 1: Hồi tưởng về quá khứ
Mỗi lần mang cây lược ra để chải mái tóc, tôi thường ngắm nghía rất lâu, như vẫn còn đó bóng hình và bàn tay ấm áp của người cha thân yêu. Bao kỉ niệm về cha tôi lại ùa về. Những kỉ niệm về lần cuối cùng ba về phép thăm nhăm năm tôi lên 8 tuổi. Không hiểu tại sao lúc đó tôi lại lảng tránh sợ hãi ba vì vết sẹo lớn trên mặt trông thật dễ sợ, đặc biệt là tôi kiên quyết không chịu nhận ba là bởi vì trông ba không giống với tấm hình chụp chung với má. Những ý nghĩ của một đứa trẻ thơ đã khiến tôi mất cơ hội được gần gũi nhiều hơn bên người cha kính yêu của mình. Thậm chí trong mấy ngày phép ấy, tôi còn có những cư xử có phần hỗn láo, giận dỗi khi bị ba đánh, bỏ nhà về bà ngoại. Đêm hôm đó, tôi không sao ngủ được bởi khi được nghe ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba. Lúc ấy tôi tự trách bản thân minh, muốn được xin lỗi ba và cảm thấy căm giận thằng Mĩ. Phải chăng vì cá tính bướng bỉnh của mình nên giờ đây mỗi khi nghĩ về ba lòng tôi lại thấy xót xa vô cùng. Ánh mắt yêu thương và vong tay ôm chặt của ba trong buổi sáng chia tay để ba quay trở lại đơn vị. Chuyện tôi đòi ba về mua cho tôi một cây lược....
Ý 2: Hiện tại
Chia tay bác Ba, tôi trở về thăm má, kể cho má nghe về kỉ vật mà cha tôi đã để lại cho cô con gái bé bỏng. Khi nghe tôi kẻ lại giây phút hấp hối mà ba vẫn chỉ có một tâm niệm sâu sắc nhất là nhờ bác Ba mang cây lược ngà do chính đôi bàn tay và tình yêu thương ba trao gửi dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba", cả hai má con không thể cầm được những giọt nước mắt. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ quyết tâm thực hiện thật tốt nhiệm vụ của một người giao liên để tiếp bước con đường đang dang dở của cha.
KB:
Khẳng định tình cảm của bé Thu luôn dành cho người cha kính yêu của mình.
Cây lược ngà luôn được tôi mang theo như ba vẫn luôn bên tôi; đó là một kỉ vật vô cùng thiêng liêng đối với tôi, con của một người lính đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bộc lộ niềm mong ước và lời tự hứa của cô giao liên dũng cảm, để cho cha ở nơi xa được mỉm cười và tự hào về cô con gái bé bỏng năm xưa.
- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của người mẹ, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Tham khảo:
Bác đã có 5 điều dạy mà em tin rằng ai cũng đều thuộc lòng. Đó là:
" Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Trước hết, phải yêu lấy Tổ quốc mình, yêu lấy người đồng bào của mình vì Tổ quốc rất thiêng liêng, Tổ quốc hôm nay đã do bao cha anh của thế hệ trước xây dựng và gìn giữ, vì vậy mà phải yêu lấy. Đồng bảo là những người anh em cùng chung bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là nững người thân thích, ruột thịt. Thiếu nhi cũng cần pải có trách nhiệm học tập thật tốt và lao động thật tốt. Lao động ở đây có nghĩa là làm những việc theo sức của mình, học tập tốt để xây dựng quê hương đất nước. Đoàn kết, kỉ luật cũng phải giữ vững để rèn luyện cho con người nề nếp, thói quen đúng đắn. Thêm nữa đó là giữ gìn vệ sinh để đảm bảo môi trường sống, môi trường học tập để phát triển 1 cách tốt nhất. Cuối cùng là nhữg đức tính mà con người cần phải có, là những đức tính quý báu mà thiếu nhi phải rèn luyện: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành những tình cảm đặc biệt ân cần, trìu mến cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam,trước lúc đi xa, Người đã “để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, Bác nói: “Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà” cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì thế, những lời dạy và bức thư, bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta.
Mặc dù Bác đã đi xa nhưng mỗi lần nhớ về 5 điều Bác Hò dạy, em đều cảm thấy thật thân quen, gần gũi, nồng ấm tình thương biết mấy
THAM KHẢO
Bác đã có 5 điều dạy mà em tin rằng ai cũng đều thuộc lòng. Đó là:
" Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Trước hết, phải yêu lấy Tổ quốc mình, yêu lấy người đồng bào của mình vì Tổ quốc rất thiêng liêng, Tổ quốc hôm nay đã do bao cha anh của thế hệ trước xây dựng và gìn giữ, vì vậy mà phải yêu lấy. Đồng bảo là những người anh em cùng chung bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là nững người thân thích, ruột thịt. Thiếu nhi cũng cần pải có trách nhiệm học tập thật tốt và lao động thật tốt. Lao động ở đây có nghĩa là làm những việc theo sức của mình, học tập tốt để xây dựng quê hương đất nước. Đoàn kết, kỉ luật cũng phải giữ vững để rèn luyện cho con người nề nếp, thói quen đúng đắn. Thêm nữa đó là giữ gìn vệ sinh để đảm bảo môi trường sống, môi trường học tập để phát triển 1 cách tốt nhất. Cuối cùng là nhữg đức tính mà con người cần phải có, là những đức tính quý báu mà thiếu nhi phải rèn luyện: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành những tình cảm đặc biệt ân cần, trìu mến cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam,trước lúc đi xa, Người đã “để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, Bác nói: “Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà” cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì thế, những lời dạy và bức thư, bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta.
Mặc dù Bác đã đi xa nhưng mỗi lần nhớ về 5 điều Bác Hò dạy, em đều cảm thấy thật thân quen, gần gũi, nồng ấm tình thương biết mấy
bài văn thứ nhất 1:
Đối với mỗi học sinh Việt Nam khi đến trường, 5 điều Bác Hồ dạy chính là những thứ mà các em được tiếp xúc rất sớm và là hành trang trên con đường học tập của các em. Sau đây, em xin kể về câu chuyện của em và thật hạnh phúc khi em đã làm theo 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy "Giữ gìn vệ sinh thật tốt".
Ngày hôm đó là ngày trực nhật của em và bạn cùng bàn. Tuy nhiên, vì bạn cùng bàn của em bị ốm nghỉ học nên em hoàn toàn phải làm công việc đó một mình. Sau giờ học, sau khi các bạn trong lớp ra về hết, em cảm thấy thực sự rất muốn về nhà. Trong đầu em lúc đó nghĩ là "Về nhà giờ này là được xem ti vi, ăn bánh ngọt. Bây giờ mà ở lại dọn dẹp thì thực sự mệt muốn chết. Với cả cũng đâu có ai giám sát mình đâu, về cũng chả ai biết". Em đã nghĩ như thế và ý định trốn trực nhật đã lóe lên trong đầu em. Tuy nhiên, em đột nhiên nhìn thấy tấm bảng 5 điều Bác Hồ dạy ở trên tường. Trên đó có dòng chữ "Giữ gìn vệ sinh thật tốt" và "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Em bỗng cảm thấy quá xấu hổ về chính mình, rằng tại sao mình lại ý thức kém, thiếu tự giác và không thật thà như thế. Dọn dẹp chính là để góp phần mình vào việc giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp. Nếu như việc nhỏ như này mà em còn không làm thì sao có thể làm được việc lớn đây? Chính vì vậy, em đã ở lại và hoàn thành xong công việc trực nhật của mình. Về đến nhà, em cảm thấy thật vui vì đã góp 1 phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, cùng các bạn xây dựng nên 1 môi trường học tập trong lành.
Tóm lại, việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy chính là điều cần thiết ở mỗi học sinh. Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy không chỉ để trở thành những người tốt hơn mà còn trở thành những công dân có ích trong cộng đồng, đất nước.
Bài văn 2:
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.
Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
Bài văn 3:
Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.
Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:
– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?
Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:
– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.
Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt
Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:
– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!
Bà cụ mừng rỡ:
– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.
Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.
Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:
– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.
Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:
– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.
Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:
– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.
Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.
Bài văn 4:
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói:
- Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán.
Linh sực nhớ ra và reo lên:
- A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không?
Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: "Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ?"Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ:
- Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này.
Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ
Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói:
- Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé!
Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói:
- Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé!
Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Bài văn 5:
Chủ nhật tuần vừa rồi em được nghỉ học nên đã một mình đi ra nhà sách trên đường Cầu Giấy để tìm mua vài cuốn truyện, sách để đọc. Trên đường đi em đã làm được một việc tốt đó là giúp đỡ một bà cụ sang đường.
Việc đi trên đường ở Hà Nội rất phức tạp và nguy hiểm, nhất là khi muốn đi bộ cắt ngang qua đường mà không có vạch nhường đường cho người đi bộ. Khi em đang ngồi trên tầng hai của nhà sách, nhìn xuống đường phố đang nhộn nhịp xe cộ bỗng em thấy một cụ già cứ đứng trên vỉa hè, hết ngó phía trước lại ngó về phía sau, vẻ mặt chờ đợi và rất lo sợ. Em đoán là cụ già đó muốn sang phía bên kia đường nhưng nhìn dòng xe đang lao đi vun vút trên đường cụ sẽ không dám xin đường băng qua, cũng chẳng có ai chịu giúp cụ qua đường hay đi xe chậm lại để nhường cụ sang đường. Em thấy vậy liền từ trong nhà sách đi ra ngoài đường, đến gần chỗ cụ già em hỏi cụ: "Cụ muốn đi bộ sang bên kia đường đúng không ạ? Để cháu giúp cụ sang nhé!", cụ già liền mỉm cười và gật đầu cảm ơn, em liền cầm vào cánh tay cụ, dìu cụ đi, vừa đi vừa dùng tay vẫy các xe để xin nhường đường, chỉ một lúc 3m đã đưa cụ sang bên đường một cách an toàn. Cụ cảm ơn em rất nhiều và luôn miệng khen em là một đứa trẻ tốt bụng.
Dù chỉ là một việc nhỏ, một hành động giản dị bình thường nhưng em lại cảm thấy rất vui khi được giúp đỡ mọi người, em hy vọng các bạn nhỏ cũng sẽ như em, người nhỏ làm việc nhỏ, luôn tích cực làm việc tốt mọi lúc mọi nơi.
Học tốt
Mình viết mòn bàn phím đấy, mog bạn t i c k cho mình kkkkk.
Bạn copy trên mạng hả ? Bạn : Lê Thị Khánh Linh ?