Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Cùng với lòng nhân ái, vị tha, đức tính trung thực, lòng dũng cảm luôn là điều mà mỗi nhân cách chân chính luôn cố gắng vươn tới. Nhưng có phải tất cả chúng ta đều nhận thức rõ về phẩm chất cao cả này?
Con người có muôn vàn điều tốt đẹp và lòng dũng cảm chính là một nét phẩm chất cao quý trong nhân cách đạo đức con người. Thực ra không khó để nhận diện nó bởi từ thuở bé thơ, ai cũng từng được biết đến lòng dũng cảm qua những nhân vật cổ tích, thần thoại đáng yêu như chú lính chì, chú bé Tí hon, Thánh Gióng. Tên gọi khác của lòng cũng cảm là sự quả cảm, kiên cường, anh hùng – lòng dũng cảm gần gũi với nghị lực, với ý chí sắt đá. Nó hoàn toàn đối lập với sự hèn nhát, khiếp hãi. Lòng dũng cảm tôn vinh nhân cách con người trong khi đó, sự đớn hèn lại hạ bệ con người xuống vực sâu của sự thảm bại, đáng thương.
Tất nhiên, không phải lúc nào lòng dũng cảm của con người cũng lộ diện. Nếu cuộc sống của mỗi người chỉ toàn những điều bình yên, may mắn, tốt đẹp thì có lẽ chúng ta chẳng bao giờ biết đến, cần đến lòng dũng cảm. Một em bé đang sang đường, cùng lúc đó, chiếc ô tô tải cũng chuẩn bị lao tới. Ngay lập tức, một cậu thanh niên nhanh nhẹn băng mình đẩy em bé đó ngã nhanh về phía bên kia đường. Em bé được cứu sống trong tích tắc. Khi Bác Hồ đến thăm lớp mẫu giáo và chia kẹo cho các bạn nhỏ, cậu bé Tộ không chìa tay để nhận kẹo của Bác vì em tự nhận thấy mình chưa ngoan, còn mắc lỗi khiến cô giáo quở trách.
Những mẩu chuyện nhỏ đó cho chúng ta thấy về lòng dũng cảm. Và bất cứ ai cũng đều có thể nhận thấy rằng chỉ trong hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm, những thử thách, gian truân, lòng dũng cảm mới có điều kiện bộc lộ qua những hành động cụ thể. Người mang trong mình phẩm chất cao quý đó là người không e ngại vất vả, hi sinh, họ luôn nhanh nhẹn ứng phó và biết quên mình trong các tình huống hiểm trở để khẳng định lẽ phải, sự công bằng, khẳng định cái thiện, bênh vực cái yếu. Hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm (Tố Hữu) băng mình qua mưa bom bão đạn, cô gái thanh niên xung phong “lấy thân mình hứng lấy luồng bom" (Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ), hình ảnh ngọn đuốc sống Lê Văn Tám, người chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai chẳng phải là những biểu tượng tuyệt đẹp của lòng dũng cảm đó sao? Lòng dũng cảm còn hiện diện trong những hy sinh thầm lặng của bao chiến sĩ công an đang ngày đêm gìn giữ trật tự an ninh cho đất nước. Nó có mặt ở cả sự không ngừng vươn lên của những con người phải sống trong bệnh tật, đói nghèo. Nó nằm trong hành động lao mình vào dòng xoáy nước dữ dội để giành lại đứa em thơ từ tay thần chết. Thực sự không có chiếc túi thần kì nào có thể chất chứa cho hết lòng dũng cảm của nhân loại, không giấy bút nào có thể lưu danh cho hết những con người mang trong mình nét nhân cách cao đẹp đó.
Con người luôn cần và luôn hướng tới cái đẹp – đó là quy luật của cuộc sống. Cùng với những phẩm chất cao quý khác của nhân cách con người, lòng dũng cảm cần được giữ gìn, vun đắp để nó tồn tại mãi trong cuộc đời này. Lý do nào khiến mỗi người phải nhận thức rõ ràng về điều đó?
Cuộc sống con người vốn dĩ không bao giờ bằng phẳng, dễ dãi. Không phải khi nào chúng ta cũng “thuận buồm xuôi gió" trong mọi công việc, mọi hành động. Khó khăn, bất trắc là những điều chúng ta không thể không đối mặt. Chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, đói nghèo là kẻ thù truyền kiếp của loài người. Con người có thể tồn tại, phát triển như ngày nay không thể không kiên cường đối diện với chúng. Nghị lực là yếu tố đầu tiên mỗi người cần có nhưng lòng dũng cảm mới là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự chiến thắng hay thất bại. Dũng cảm để chiến đấu nên nhân dân Việt Nam mới giành chiến thắng trước những tên đế quốc sừng sỏ như Pháp, Mĩ, mới được sống cuộc đời độc lập, tự do thực sự. Dũng cảm thế chấp nhà đất đỏ vay vốn ngân hàng nên nhiều hộ nông dân Việt Nam mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, khổ cực. Dũng cảm đối diện với bệnh tật nên Nguyễn Ngọc Kí mới trở thành người thầy giáo mẫu mực như chúng ta vẫn thấy. Lòng dũng cảm là động lực đưa con người đứng cao hơn hoàn cảnh, đứng lên trên những khó khăn, gian khổ, thậm chí mất mát, hi sinh trong cuộc sống. Không có nó, có lẽ con người luôn bị nhấn chìm trong tiếng khóc oán thán, trong nỗi đau, trong sự thảm hại khôn cùng.
Hiển nhiên, không phải suốt cuộc đời lúc nào chúng ta cũng phải đối phó với những tai ương, bất trắc. Ý nghĩa cuộc sống con người còn nằm ở việc sáng tạo, khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Nếu Cô-lôm-bô không mạo hiểm đưa con tàu của mình đến châu Mĩ, liệu rằng chúng ta có thể biết đến những người thổ dân da đỏ nơi đây? Nếu Ga-ga-rin không bay vào vũ trụ, nếu các phi hành gia không thám hiểm các hành tinh khác, liệu rằng loài người có bao giờ biết đến những điều mới lạ bên ngoài Trái Đất của mình? Nếu Ê-đi-xơn không có những vụ nổ kinh hoàng trong phòng thí nghiệm, liệu rằng nhà bác học này có thể phát minh ra nhiều điều kì diệu cho nhân loại đến thế? Lòng dũng cảm là một trong các nhân tố khiến họ dám thực thi những điều chưa từng có tiền lệ. Mấy thế kỉ qua, loài người đã làm được bao nhiêu điều bất ngờ. Nếu không có lòng dũng cảm, chân trời hiểu biết của con người có thể rộng mở đến thế? Như vậy, lòng dũng cảm cần có để con người khám phá thêm cho cuộc sống này những điều mới lạ, bổ ích, để cuộc sống nhân loại không nhàm chán, tẻ nhạt mà ngày càng giàu có hơn, phong phú hơn.
Ai đó từng nói: “Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình". Điều đó hoàn toàn chính xác bởi con người thường không dám thừa nhận, không dám trực diện đối mặt với những khuyết điểm của chính bản thân. Chẳng thế mà Kinh Phật đã bàn về một thói xấu của con người: “Lỗi người ta tìm bới/ Như sàng trấu trong gạo/ Còn lỗi mình giấu biệt/ Như kẻ gian giấu bài". Chẳng thế mà xưa kia các nhà nho chân chính thường tự răn mình: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao tinh thần phê và tự phê của các cán bộ cách mạng nói riêng và của mỗi người dân nói chung. Nhưng quả thực không dễ dàng để mỗi chúng ta có thể tự giác nhận thức được lỗi lầm của mình. Có thể vì sợ hãi hoặc vì thành tích mà đôi khi chúng ta không dám thừa nhận những thói xấu, những nhược điểm. Đó là vì chúng ta không có lòng dũng cảm, không dám chịu trách nhiệm với chính bản thân. Nhất thời, điều đó có thể không gây hại nhưng về lâu dài, nó nhất định ảnh hưởng đến sự tiến bộ của con người trong cuộc sống. Những người hèn nhát như thế sẽ không thể nào gặt hái được thành công, không thể có hạnh phúc trọn vẹn được. Chỉ khi nào dũng cảm nhận ra những lỗi lầm của mình, con người mới có cơ hội hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách đạo đức của chính mình.
Lòng dũng cảm giúp nhân vật xưng “tôi" trong truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu) nhìn nhận được phần thiếu sót, sai lầm trong hành động của mình. Lòng dũng cảm khiến các bạn học sinh không ngại ngần viết vào bản tự kiểm điểm cá nhân những tồn tại trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức. Hành trình hoàn thiện nhân cách của mỗi con người không thể không có mặt lòng dũng cảm. Mỗi chúng ta chỉ có thể sống tốt hơn, cuộc sống của chúng ta chỉ ý nghĩa hơn khi mỗi người nhận thức một cách cao độ về lòng dũng cảm trong chính bản thân.
Thực ra, trước những vấn đề mang tính xã hội, mỗi người chỉ có thể góp phần sức lực nhỏ bé của mình. Muốn lòng dũng cảm trở thành tinh thần dân tộc, tinh thần nhân loại, trước hết toàn thể cộng đồng phải ngợi ca, nêu cao nó để mọi người có thể noi gương học tập. Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông, những câu chuyện cảm động về tinh thần dũng cảm vẫn được kể lại. Chỉ cần gõ ba chữ “lòng dũng cảm" lên trang web Google chúng ta có thể nhận được hàng trăm bài viết trên các báo điện tử có nội dung đó. Biện pháp tuyên truyền này sẽ góp phần xây dựng trong lòng mỗi người ý thức về tinh thần quả cảm, kiên cường. Tất nhiên việc ngợi ca, nêu gương đó phải đi liền với thái độ phê phán, thậm chí lên án những hành động hèn nhát, yếu đuối của con người. Có như vậy, nhận thức về lòng dũng cảm mới đầy đủ, toàn diện.
Với tư cách cá nhân, mỗi người cũng cần tự giác rèn luyện cho mình lòng dũng cảm. Điều này cực kì quan trọng bởi nó có ý nghĩa trước hết với chính cuộc sống của chúng ta. Trước khi vị tha, lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vững vàng trước những khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Dám đương đầu với tất cả những thách thức trong học tập, rèn luyện đạo đức là cách tốt nhất để chúng ta gây dựng lòng dũng cảm cho bản thân. Chiến thắng sự cám dỗ của những trò chơi điện tử, của thói bạo lực trong học đường lẽ nào không cần đến lòng dũng cảm? Nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” lẽ nào không cần tinh thần dũng cảm? Những trở lực trong học hành, thi cử, những áp lực tinh thần từ xã hội, gia đình, bản thân sẽ giúp những người có lòng dũng cảm khẳng định được bản tính của mình.
Sự nỗ lực rèn luyện lòng dũng cảm của mỗi chúng ta không thể tách rời việc tự giác nhận thức, học tập, làm theo những tấm gương dũng cảm trong xã hội. Không học hỏi, chúng ta sẽ không có kinh nghiệm, không thể nhanh nhạy trong cách ứng phó với các hoàn cảnh thử thách. Lòng dũng cảm cần được biến thành hành động và hành động đó phải mang lại kết quả tốt đẹp. Chúng ta không thể lao xuống nước để cứu người bị nạn khi chúng ta không biết bơi. Trong những tình huống như thế, tỉnh thần dũng cảm cần được hỗ trợ bởi trí thông minh, sự nhanh nhẹn. Thật khó tưởng tượng cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không tồn tại lòng dũng cảm. Có lẽ bóng tối, cái ác, sự bất công tất cả những gì xấu xa nhất sẽ có cơ hội hoành hành, đàn áp con người. Trong bạn, lòng dũng cảm có ngự trị không? Hãy cố gắng giữ gìn, phát huy để nó mãi là một trong những nét đẹp trong nhân cách của chúng ta.Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Chợt hiểu mùa xa nữa lại về
Xa thầy xa bạn lòng buồn nghe.
Thành Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long.
Thành Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội và trở thành một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.
Thời trước người ta coi trọng bốn vùng đất là phên dậu che chở cho Thăng Long và cũng là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới thường được gọi là Bốn trấn (bốn trọng trấn), gồm có: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam. Đến thời Nguyễn, Sơn Tây vẫn được xếp là một trong bốn trọng trấn ở Bắc Kỳ, phía trong thì che chở, bảo vệ Bắc Thành, bên ngoài thì làm bàn đạp, làm hậu cứ để triều đình bảo vệ vùng biên cương ở thượng lưu sông Đà, sông Hồng, sông Lô, do đó nhà Nguyễn đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gồm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ và hơn một nửa tỉnh Hà Tây cũ.
Do địa thế mà từ xa xưa lúc nào Sơn Tây cũng là hậu cứ, là bàn đạp cho vùng biên giới xa xôi. Nhiệm vụ này là do chính địa thế Sơn Tây so với vùng thượng du Tây Bắc và Bắc Kỳ quy định. Sơn Tây còn là vùng dân Việt sinh sống lâu đời, đông đúc, một vùng đất cơ bản của người Việt từ khi lập nước.
Năm 1469, trấn sở Sơn Tây đóng ở làng La Phẩm tổng Thanh Lãng huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội), thời đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên.
Đến thời Lê Cảnh Hưng, trấn sở được dời về xã Mông Phụ, huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai (nay thuộc Đường Lâm)
Năm 1822, vua Minh Mạng cho xây thành theo kiến trúc Vauban, nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâmHà Nội khoảng 42 km
Thành cổ này, trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn (với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,...) giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày 16 tháng 12 năm 1883.
Ngày 16 tháng 5 năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định xếp hạng di tích thành Sơn Tây và giao trường Viễn Đông Bác Cổ (nay là Viện Bảo tàng lịch sử trung ương Pháp) quản lý.
Ngày 26 tháng 5 năm 1946, sau khi thăm Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt và nói chuyện với đồng bào ở thành cổ Sơn Tây.
Tháng 12 năm 1946, một cuộc họp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ở đây.
Ngày 15 tháng 10 năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định 2757QĐ/BT công nhận đây là Di tích lịch sử và kiến trúc.
Theo thư tịch cổ, thành trì này có chu vi 326 trượng 7 thước (1306,8m), tường thành cao 1 trượng 1 thước (4,4m). Chu vi hào nước bao quanh thành là 448 trượng (1792m), rộng 6 trượng 7 thước (26,8m), sâu 1 trượng (4m).
Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành bằng đá ong chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông. Vị trí thành nằm ở khoảng tọa độ 21°08'11,11" - 21°08'28,76" vĩ bắc và 105°30'07,49" - 105°30'26,48" kinh đông.
Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây), thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền (Hữu Lợi cũ), chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32).
Cửa HậuCửa Hậu là cửa phía Bắc lệch Đông, hướng ra Sông Hồng theo con đường của phố Lê Lợi. Trước đây các cây cầu bắc qua hào đều bố trí vào vị trí của tháp và lệch với vị trí cổng thành để có lợi cho việc phòng thủ. Năm 1883 khi quân Pháp tấn công thành Cửa Hậu bị hư hại nặng. được Charles Edouard Hocquard mô tả lại trong hồi ký như sau: ... Với bức trán tường có những vành bằng tre, những phiến đá đen rêu phủ bị những mảnh pháo và những viên đạn rạch nát, cái cửa này có dáng oai nghiêm và dễ sợ của một người lính gác già bị tùng xẻo đến chết ở đây.
Trước năm 1995, cổng này vẫn còn giữ được nguyên thủy như những năm 1883; 1884 và có một cây đa đẹp nhất khu thành cổ. Thật tiếc là sau đó đã bị chặt bỏ để xây một cổng thành mới không phù hợp với không gian cổ xưa.
Cửa TiềnCửa Tiền là cổng phía Nam của thành Sơn Tây, nó hơi lệch về phía tây, nằm ở đầu phố Quang Trung ngày nay. Cây cầu bằng gạch bắc qua hào nước không được bố trí ngay trước cửa ra vào mà được xây dựng vào khoảng giữa tháp. Sau khi chiếm được thành, người Pháp đã cho mở một cửa mới ở ngay trước cầu để tiện đi lại, nhưng cổng cũ vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.
Cửa HữuCửa Hữu, là cửa phía Tây lệch bắc, hướng ra trường phổ thông trung học Sơn Tây, nhà thi đấu Sơn Tây, phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền (Hữu Lợi cũ), chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32). Trong trậnPháp đánh thành Sơn Tây (1883), Cửa Hữu đã bị đại bác của quân Pháp phá hủy hoàn toàn. Sau khi chiếm được thành, người Pháp cho xây lại để ngăn cản quân Cờ Đen tấn công trở lại.
Cửa Tả Cửa Tả tháng 4 năm 1884 (người chụp đứng trên cầu) Cảnh bờ hào thành cổ, vị trí thời xưa từng là cửa Tả (cổng phía đông) của thành.Cửa Tả, là cổng thành phía Đông lệch nam của thành cổ Sơn Tây, nhìn ra chợ Nghệ, bưu điện Sơn Tây, (phố Phùng Khắc Khoan). Cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước người ta chuyển chợ Nghệ vào họp tạm ở trong thành cổ, một chiếc cầu tạm được dựng lên. Có lẽ để tiện việc đi lại người ta đã phá hủy chiếc cổng này, nên hiện nay không còn.
Thành nộiTrong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, cửa hành cung, hành cung, hai giếng vuông, phía trước khu nghi lễ (Hành Cung, sân, điện), gần với cửa Tiền. Điện ở đây từng là tòa nhà 5 gian hai chái, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các quan.
1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản Ông đồ của Vũ Đình Liên. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Một bài thơ đã học cùng thể thơ là Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
2. BPTT nhân hóa: giấy đỏ buồn
=> Tác dụng: làm cho đồ vật cũng có trạng thái giống như con người, nhấn mạnh sự buồn bã của cảnh vật, con người.
3. HS viết đoạn văn trình bày cảm nhận. Chú ý hình thức: diễn dịch, 10 câu, có câu nghi vấn.