Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.
Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
Nó có hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng:
-Nghĩa đen: Khi ta đi đến một nơi ta sẽ học tập và biết được nhiều những gì gắn với nó.
-Nghĩa bóng: Khuyên chúng ta phải tích cực học hỏi, mài mò tìm tòi, cố gắng rèn luyện bản thân, không chỉ học từ sách vở mà còn phải biết từ thật tế.
Trong những môn học ở trường, tôi thích nhất là môn toán. Đây là một trong những môn học bắt buộc từ tiểu học đến trung học và thậm chí là đại học. Toán dạy chúng ta về những con số và phép tính. Học tốt toán mang lại cho chúng ta nhiều lợi thế. Làm toán giúp cải thiện não bộ. Hơn nữa, những người học toán suy nghĩ logic hơn. Có rất nhiều lĩnh vực có thể áp dụng toán như kinh tế, kĩ sư và cả trong buôn bán. Toán được cho rằng bắt nguồn từ người Hy Lạp cổ và phát triển đến ngày nay. Ở VN ngày càng có nhiều những nhà toán học hay thần đồng toán học như Ngô Bảo Châu. Bởi thế, người Việt Nam rất tự hào về điều đó. Theo tôi, mỗi học sinh nên học giỏi toán hoặc ít nhất là biết đến toán bởi vì con người đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ từ toán, cụ thể là trong xã hội hiện đại.
1. PTBĐ: Biểu cảm
2. Đại từ: bác
=> Dùng để trỏ (người)
3.
Em tham khảo:
a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế. Vì đây là người bạn lâu lắm mới có điều kiện gặp lại, trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến về ở ẩn xa xôi, bạn cũ không ngại đường xa tới thăm là một sự kiện đặc biệt.
b. Sáu câu thơ tiếp theo tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch. Và ngay cả miếng trầu – là đầu câu chuyện, thứ tôi thiểu để tiếp đãi bạn, tác giả cũng không có. Đây là cách nói khéo léo của tác giả về cái nghèo, sự thiếu thống về vật chất và đó là đòn bẩy để tác giả thể hiện về tình bạn đẹp trong câu thứ 8.
Bài làm
Lớp của em là tập thể có tinh thần học tập rất hăng hái. Từ lớp trưởng, lớp phó cho đến những bạn học sinh khác đều chăm chỉ làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới. Tan học, chúng em tự giác học bài cũ, hoàn thành bài tập thầy cô giáo đã giao. Sau đó, chúng em chuẩn bị bài mới, soạn sách vở cho buổi học ngày mai. Nhờ phương pháp này, từ đầu kì I cho đến bây giờ, lớp em luôn xếp số 1 về học tập và nề nếp của trường, được các thầy cô giáo khen ngợi. Cô giáo chủ nhiệm và các bậc phụ huynh đều vui mừng, phấn khởi vì tinh thần học tập hăng say của lớp em. Qua đây, em muốn nhắn nhủ với các bạn học sinh một điều nho nhỏ: Để đạt được kết quả cao, mỗi người cần kiên trì, cố gắng học tập và thực hành. Mỗi ngày học một lượng kiến thức, ắt sẽ có ngày thành công!
Em tham khảo:
Tĩnh dạ tứ: ngẩng/cúi
Hồi hương ngẫu thư: trẻ / già
Các từ trái nghĩa dựa theo cơ sở đối lập nhau.
câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim khuyên chúng ta phải biết kiên nhẫn kiên trì chịu khó thì việc gì cũng thành công.
như chiếc thanh sắt cũng vậy nếu chúng ta biết kiên trì thì thanh sắt này sẽ nhỏ dần và sẽ trở thành một chiếc kim thôi
k mình nhé
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗlực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được mộtcây kim như vậy thì thật là khó.Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyềnthống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà,nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.
Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ,thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.
Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà vănnổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, baohàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫnnại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làmnên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trởngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằngnhững việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoantrò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!
các bạn ơi, cho mình sửa lại nha :
- câu 2 ak: đổi từ hô hấp thành trao đổi khí, thanks mọi người nhiều
Nói về những đứa trẻ mắc bệnh giun sán