Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(Một người nào) đó để một nắm gạo gần một nắm thóc. Có (một hạt gạo) trắng, mập mạp, phách lối nhảy qua giữa nắm thóc. Hắn nhỏng cổ lên nhìn khắp lượt (các hạt lúa) rồi lên giọng chê bai:
- Ô! (Các bạn) xấu xí quá chẳng được như tôi, vừa trắng, vừa mập, mới xinh làm sao!
(Một hạt thóc) gần đó lên tiếng:
- Này hạt gạo, bạn mới thoát được cái vỏ của chúng tôi, sao vội quên mà huênh hoang đến vậy?
(Một người nào) đó để một nắm gạo gần một nắm thóc. Có (một hạt gạo) trắng, mập mạp, phách lối nhảy qua giữa nắm thóc. Hắn nhỏng cổ lên nhìn khắp lượt (các hạt lúa) rồi lên giọng chê bai:
- Ô! (Các bạn) xấu xí quá chẳng được như tôi, vừa trắng, vừa mập, mới xinh làm sao!
(Một hạt thóc) gần đó lên tiếng:
- Này hạt gạo, bạn mới thoát được cái vỏ của chúng tôi, sao vội quên mà huênh hoang đến vậy?
1. PTBĐ chính: tự sự
2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".
3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.
4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và chịu sự thống trị của Đức.
Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự
Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.
Câu 3 :
- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do
- Tiếng nói là tài sản tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.
- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh
Câu 4 :
Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :
- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.
Câu 5:
- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.
+ Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:
+Giữ gìn sự trong sáng.
+ Sử dụng có chuẩn mực
+ Làm giàu thêm vốn từ.
- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc
+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.
+ Có thái độ yêu say các môn học.
+ Có tinh thần tự học.
- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.
Câu 1:
- Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho ruộng đồng màu mờ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và công sức của con người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.
- Giọt mồ hôi sa. - Những trưa tháng sáu. - Nước như ai nấu. - Chết cả cá cờ. - Cua ngoi lên bờ. - Mẹ em xuống cấy.
Câu 2: Câu thơ:
''Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà ''
=> Để làm ra hạt gạo thời đó, người nông dân đã rất vất vả
Câu 3:
Có sự góp sức của các bạn nhỏ
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vực mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quanh trành quết đất
a/ - Từ tượng hình: nặng nề, lù lù, mù mịt.
- Từ tượng thanh: xoèn xoẹt, tành tạch, rào rào.
b/ Tác dụng:
Đoạn văn tả cảnh ngày mùa: cảnh gặt lúa trên đồng và cảnh tuốt lúa trên sân kho hợp tác xã. Xã viên lao động hăng say, hối hả. Các từ láy tượng thanh và tượng hình gợi tả âm thanh nghe thấy, cảnh vật nhìn thấy trong ngày mùa thôn tranh. Ngòi bút miêu tả sống động, vừa gợi hình vừa gợi cảm, làm nổi bật cảnh được mùa và niềm vui sướng của nhà nông. Nó cho thấy tài quan sát và vốn từ ngữ phong phú, cách dùng từ chính xác, chọn lọc của tác giả.