Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, chịu
2 Ý nghĩa phong trào Văn hoá Phục Hưng : Lên án giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng phong kiến lỗi thời.Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng.Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
3, Nhận thức rõ tầm quan trọng của các nước láng giềng đối với an ninh và phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng quan hệ với các nước này trong chính sách và hoạt động đối ngoại. Những quan điểm, chủ trương chính sách với các nước láng giềng luôn được Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trước đây, cũng như Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay thường xuyên bổ sung, phát triển trên cơ sở kế thừa những bài học kinh nghiệm ứng xử của ông cha ta trong quan hệ với các nước láng giềng là hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác, nhân ái, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quan hệ giữa các dân tộc là hòa bình, hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Trong bức thư ngày 13-1-1947 gửi các lãnh tụ và nhân dân các nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Việt Nam chỉ muốn hòa bình độc lập để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới, trước là với dân tộc anh em Á Đông và dân tộc Pháp. Việt Nam chỉ giữ gìn chủ quyền, độc lập của mình chứ không hề xâm phạm đến ai”((12) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H 1995, tr 2212). Quan điểm này cùng với quan điểm của Hồ Chí Minh về “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”((13) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr.22013) thể hiện rõ đường lối, chính sách đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và quan điểm, chủ trương chính sách với các nước láng giềng nói riêng. Trên thực tế, từ khi tiến hành đổi mới đến nay, Việt Nam luôn quán triệt quan điểm, chủ trương chính sách chung với các nước láng giềng là “thân thiện”, hữu nghị, hợp tác, cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Việt Nam coi trọng xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng, tạo ra sự ổn định để phát triển, đặt sự ổn định với láng giềng, ổn định khu vực lên hàng đầu trong chính sách và hoạt động đối ngoại. Trong giai đoạn khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc còn băng giá sau hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, thì trong đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới, Đảng ta vẫn kiên trì chủ trương: “sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hai quan hệ giữa hai nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới”((14) Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội 2005, tr. 113-114, 29514). Mặt khác, Đảng nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia: “Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia, củng cố liên minh chiến lược với hai nước láng giềng anh em, cùng nhau tăng cường thế và lực của cách mạng ở cả ba nước , tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào, Campuchia”((15) Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Sđd, tr. 15, 3015). Đảng ta đánh giá cao quan hệ hợp tác với hai nước láng giềng Lào và Campuchia đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, coi đó “là điều kiện vô cùng quan trọng để nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”((16) Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Sđd, tr. 1516).
câu 3 mik ko chắc nhé.
học tốt.
Điều đó chứng tỏ và khẳng định chủ quyền của dân tộc ta không ai được xâm phạm.Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Toàn bộ bài thơ vang lên tiếng nói của công lí, của chính nghĩa, tiếng nói tự lập tự cường hào hùng của dân tộc ta, nó toát lên khí phách quật cường của hào khí tiến công. Bài thơ xứng đáng là một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, nó đã chứng tỏ rằng một dân tộc dù nhỏ bé nhưng anh dung, can trường và có một truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập thì luôn đủ mạnh chiến thắng kẻ thù to lớn, bất kể chúng từ phương nào tới.
đã thấy rõ khả năng và sức mạnh to lớn của toàn dân khi họ đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa giành độc lập, tự do. Hình ảnh nhân dân đã được tác giả nhắc đến trong bài. Sự nghiệp chính nghĩa là của nhân dân thuộc về nhân dân. Nhân dân là một lực lượng đông đảo, nhân dân làm nên chiến thắng và làm nên lịch sử. Và người cầm quân chính là người thấy được sức mạnh vô địch đó ở nhân dân và biết phát huy sức mạnh đó. Rõ ràng là so với Nam quốc sơn hà thì Đại cáo bình Ngô đã có một bước tiến vượt bậc. Tổ quốc, giang sơn ở đây không chỉ còn bó hẹp trong khái niệm ông vua và ông trời mà đã bao hàm một nội dung rộng lớn hơn: Tổ quốc là nhân dân. Do vậy mà không cần thiết phải viện dẫn thần linh, Nguyễn Trãi chinh phục lòng ngườibằng chính lịch sử và bằng chính chiến công trong hiện tại với một quan điểm nhân nghĩa đúng đắn
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một áng văn kiệt xuất của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nó tiếp nối truyền thông của cha ông xưa trong việc lên tiếng khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước, và quyền được sống trong độc lập, tự do của dân tộc. Ra đời vào những ngày đầu tiên cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới: Nước Việt Nam là một nước độc lập, dân tộc Việt Nam kiêu hãnh sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nền độc lập của mình.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một đấi nước hoà bình. Trong đó người được tự do phát huy cao độ khả năng và trí luệ của mình. Chúng ta quyền tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc. Truyền thông đó đã và tiếp cho chúng ta sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sau khi xem đài truyền hình và sách báo em thấy TQ đang có âm mưu chiếm biển đảo nc ta . Là một h/s em sẽ cố gắng học thật giỏi để gây dựng nc ta ngày một giàu mạnh . Chống lại âm mưu của TQ
Câu 1 :
Giúp câu văn diễn đạt dễ nghe và lưu loát hơn
giúp cho câu văn sắc bén, sâu sắc hơn với người đọc và người nhghe
Câu 2
Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng đoạn văn trên là đoạn văn mẫu mực về lập luận.
Luận điểm của đoạn văn là tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay. Sau đó, tác giả Hồ Chí Minh đã đưa ra một loạt hệ thống dẫn chứng mà có tính tổng quát được toàn thể nhân dân Việt Nam: từ già tới trẻ, từ người trong nước đến người ngoài nước, từ người miền ngược đến người miền xuôi, từ người chiến sỹ tiền phương đến công chức hậu phương,....Mỗi người có những việc làm khác nhau nhưng đều giống nhau về tình yêu nước. Hệ thống dẫn chứng được sắp xếp khoa học và gây thuyết phục cho người đọc về truyền thống yêu nước bao đời nay của nhân dân ta. Toàn bộ dẫn chứng đều làm rõ luận điểm
Câu3
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng với tổ tiên ta ngày trước. Thật vậy, truyền thống yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc và qua việc làm thiết thực, thế hệ trẻ ngày nay đang dần kế thừa, phát huy truyền thống ấy. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ VN đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,... Tóm lại, người trẻ VN ngày nay có tình yêu nước được thể hiện đúng nơi đúng lúc.
chúc bạn học tốt !!
- Nghệ thuât: từ … đến
+ Tạo nhịp cho câu, đoạn văn
+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước
* Chủ trương của nhà Lý:
- Đối với các tù trưởng dân tộc miền núi:
+ Nhà Lý gả các công chúa và ban các chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
+ Tuy nhiên, bất kì ai có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
- Đối với các nước láng giềng:
+ Đối với nhà Tống: Lý Công Uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán, trao đổi.
+ Đối với Cham-pa: nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
* Nhận xét:
- Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi cho thấy chủ trương củng cố khối đoàn kết dân tộc, đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chính sách của nhà Lý đối với các nước láng giềng luôn tuân thủ nguyên tắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và nếu nguyên tắc đó bị vi phạm thì sẽ kiên quyết đòi lại.
#Kook
- :v Liên hệ Đảng và nhà nước nữa For ơi "((