K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Phong cách của Hồ Chí Minh rất đẹp và luôn đẹp như thế . Cái đẹp trong phong cách Bác xuất phát từ lối sống giản dị như thanh cao , là từ cái kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại . Bác đi nhiều nơi , làm nhiều nghề , tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới để rồi đúc kết ra cho mình một sự hòa quyện tuyệt vời . Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời cũng phê phán cái xấu; một cách tiếp thu có chọn lọc , có hiểu biết ; phải là người có năng lực và am hiểu cái đẹp mới làm được như thế . Không những vậy , một vẻ đẹp rất đặc trưng của Bác nữa chính là vẻ đẹp của lối sống giản dị , đời thường . Tuy đời thường nhưng không hề tầm thường . Bác sống tự nhiên , không khắc khổ như các vị tu hành , Bác sống thanh tao như các vị danh nho xưa . Nơi ở chỉ vẻn vẹn có cái nhà sàn nhỏ bé cạnh chiếc ao cá . Trang phục thì cũng không phải loại sang trọng mà là đơn giản với bộ quần áo bà ba nâu , chiếc áo trấn thủ , đôi dép lốp . Bữa cơm hàng ngày thì đạm bạc : cá kho , rau luộc , cà muối , dưa ghém , cháo hoa . Tư trang ít ỏi , chỉ có chiếc vali con đựng vài bộ quần áo thêm vài vật kỉ niệm đi đường . Thật thanh đạm và tiết chế . Tất cả những cái ấy tạo nên sự thanh cao trong Bác , một vẻ đẹp thuần thúy , trong sáng của một vị lãnh tụ dân tộc . Bác chọn lối sống giản dị ấy bởi lẽ Người hiểu được ý nghĩa của chúng trong cuộc sống . Sống như vậy sẽ có cảm giác thanh thản , bay bổng , vô tư vô ưu .Chúng còn giúp di dưỡng tinh thần, tạo nên hạnh phúc , thẩm mĩ cho cuộc sống . Những điều ấy chắc hẳn đầu là những điều mà mọi người đều ao ước sở hữu . Vậy , hãy sống theo Bác , học tập lối sống ấy của Bác , một lối sống giản dị nhưng thanh cao . Nó sẽ làm cho cuộc đời mỗi con người trở nên ý nghĩa , tốt đẹp hơn.

21 tháng 9 2021

cám ơn bạn nhìu!!

 

22 tháng 3 2021

Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu chung thủy với kháng chiến, với Bác Hồ.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một người nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trải qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng, ông Hai đã bị bọn hương lí trong làng “truất ngôi trừ ngoại”, đó là một điều xót xa cho người yêu làng như ông Hai. Có làng, có nhà, có cửa mà ông phải “phiêu dạt lang thang hết nơi này đến nơi khác”. Cuộc sống đói nghèo cực khổ nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt. Sau mười mấy năm trời lênh đênh ông cũng tìm cách về lại làng mình, về đến làng, cuộc sống đói nghèo vẫn không chấm dứt.


 
Không những phải chịu đựng cuộc sống đói nghèo cùng cực, người nông dân như ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí. ông Hai bị gạch đổ bại một chân trong một lần phu phen tạp dịch. Cuộc sống thật tối tăm cùng cực, ông bị vùi dập đủ đường. Sống một cuộc sống như thế nhưng tấm lòng của những người nông dân như ông Hai vẫn hướng về làng mình, vẫn yêu làng mình, vẫn yêu làng sâu sắc. Với ông Hai, làng chợ Dầu đã trở thành máu mủ ruột rà. Ông hãnh diện với làng ông, ông khoe làng chợ Dầu với mọi người ở mọi nơi mà ông đến. Nhiều lúc ông nói về làng mình cho đỡ nhớ. Người đọc thấu hiểu tình cảm sâu sắc của ông Hai với nơi chôn nhau cắt trôn. Ông khoe làng ông có “cái sinh phần của viên tổng đốc” có bề dày truyền thống, có cảnh đẹp nổi tiếng cả vùng. Tất cả những gìthuộc về làng đối với ông Hai đều thiêng liêng gắn bó. Do đó, mặc dù cái sinh phần đã gieo rắc cho ông, cho bao người khác tai hoạ song ông vẫn cảm thấy tự hào. Dường như trong tâm trí ông Hai, cái sinh phần đó là sức lực của cả làng. Và có một chút rất riêng của bản thân ông, tình yêu làng của ông Hai thật giản dị, chất phác.


 
 
Sau cách mạng, ông vẫn khoe làng mình nhưng ông khoe làng mình có cái “nhà thông tin rộng rãi”, “có chòi phát thanh”, khoe làng mình giàu có, trù phú… Ông không khoe cái sinh phần cụ Thượng nữa, bởi bây giờ ông đã hiểu được nhiều điều. Ông đã được tiếp xúc với cách mạng, với đấu tranh, vẫn khoe làng, vẫn là tình yêu làng của con người chất phác, hiền lành, song trong tình yêu làng có một tình cảm khác đang trỗi dậy, lớn mạnh hơn, cao cả hơn, thiêng liêng hơn.

Ngày đầu tiên xúc với cách mạng, ông Hai có cái bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu của người nông dân chất phác, vốn quen bị vùi dập nay tiếp xúc với đấu tranh, với chính trị. Cách mạng tháng Tám đến với những người như ông Hai mang theo một sự thay đổi về cuộc đời, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong họ, ông đi theo cách mạng với tất cả lòng nhiệt thành, say mê, hăm hở của mình. Ông nguyện ở lại chiến đấu với xóm làng và khi phải đi tản cư ông cũng tự an ủi mình: “đi tản cư cũng là kháng chiến”.


 

 
Tình cảm của người nông dân này dành cho cách mạng, cho kháng chiến chân thành, sâu sắc vô cùng. Câu chuyện của ông Hai bây giờ chỉ xoay quanh về kháng chiến, cách mạng, về tự vệ làng ông. Tình yêu làng, yêu nước hòa quyện trong con người ông Hai ngày càng rõ rệt. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông Hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân”. Trước hết, đó là sự xót xa của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn nhau cắt rốn của mình, ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó. Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông với niềm hãnh diện, tự hào. Vậy mà bâygiờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng nhưng rồi lại tắt ngấm. Từ lâu ông yêu làng ông, mong được trở về với làng song trong ông tin yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn, không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã tự thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thìyêu thật đấy, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù… Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bốcon ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai…”.

 
Cách mạng đã đổi đời cho người nông dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gạt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ của những người nông dân như ông chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, từ máu thịt.

Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, ta hiểu và cũng mừng với sự hớn hở của ông Hai khi ông nghe cái tin làng trở về gắn bó vớinhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ nay ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt, giữa làng và nước. Cái vui của ông Hai là cái vui của một con người yêu quê hương đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con “lật đật, bô bô” kể về làng mình bị “đốt nhẵn”. Nhà của ông bị cháy trụi, mà ông không để ý, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này làng ông là làng kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về làng chợ Dầu kháng chiến của mình.


 
Kim Lân rất thành công khi xây dựng và khắc hoạ hình ảnh ông Hai trong lòng người đọc. Đó là một người nông dân nghèo khổ, yêu làng mình sâu sắc. Được cách mạng đổi đời, ông lão nguyện đi theo cách mạng và trung thành với kháng chiến. Hình ảnh ông Hai sông động, chân thực vànhững nét tính cách rất nông dân chất phác, chân thành là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

 
Vốn là những con người chân thực, chất phác, nhưng ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi, người nông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành, một lòng hăm hở. Cuộc đời người nông dân Việt Nam rẽ sang bước ngoặt mới, tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hòa chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông Hai day dứt, tủi hổ, khổ sở khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà thối bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. Họ – những người như ông Hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù. Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng, tất cả trở thành sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.

Tác phẩm “Làng” của Kim Lân đã khắc họa hình ảnh ông Hai hết sức sống động, chân thực với những chi tiết dân dã mộc mạc. Hình ảnh ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Ta cảm nhận được sự sôi nổi trong mỗi người nông dân đã được đổi đời nhờ có cách mạng, họ hiểu điều đó và gắn bó với cách mạng với lòng trung thành, biết ơn sâu sắc.

22 tháng 3 2021

Lê Minh Khuê, nữ nhà văn mê đắm tuổi trẻ mà như nhà văn Tạ Duy Anh từng nói: “Chị là người sùng bái tuổi trẻ”, “Tất cả những nhân vật trẻ của chị Khuê đểu trải qua những giây phút ghê gớm của cuộc đời nhưng cuối cùng đểu giữ được hạt ngọc của nhân cách.” Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi phải chăng cũng là một nhân vật như thế, một nhân vật trong khói lửa tàn khốc của chiến tranh vẫn lạc quan, kiên cường và sáng ngời vẻ đẹp của tuổi trẻ? vẻ đẹp ấy được tập trung miêu tả thật sống động trong truyện ngắn Những Ngôi Sao Xa Xôi.

Được viết bởi một nhà văn mê đắm tuổi trẻ như thế, Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất làm công việc đẹp nhất. Đó là những cô gái với tâm hồn trong sáng, mơ mộng; tính cách anh dũng, hổn nhiên. Trước hiện thực chiến tranh ác liệt, cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng họ vẫn giữ được tinh thẩn lạc quan và lòng quả cảm. Ba nữ thanh niên xung phong cùng với tác phẩm là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Những con người sẵn sàng tham gia đấu tranh, bảo vệ đất nước:


 
Chúng tôi ra đi không tiếc đời mình

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc

Nhưng ai củng tiếc tuổi hai mươi còn chi Tổ quốc?

Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…

(Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

Lê Minh Khuê khi viết về những cô gái tuổi thanh xuân đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật Phương Định kể câu chuyện vê’ tuổi trẻ của mình và của đơn vị mình. Câu chuyện chiến tranh vốn chỉ được biết đến qua những trang sử nhờ vậy mà trở nên gẩn gũi, tự nhiên. Cùng với ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nữ rất tinh tế, sắc sảo của một nhà văn nữ, tác phẩm đã làm sống lại hình ảnh đẹp về những chiến công hiển hách, phi thường của ba cô gái Thao, Nho, Phương Định trong tổ trinh sát mặt đường, cũng như của hàng vạn cô gái thanh niên xung phong khác trên con đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Những cô gái ấy đều còn rất trẻ nhưng vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, họ đã không ngần ngại đem tuổi xuân và sức trẻ cống hiến cho non sông. Dù phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom đường để những đoàn quân thuận lợi tiến vào giải phóng miền Nam. Ba cô gái đều có những nét đẹp riêng nhưng lại mang chung vẻ đẹp của tình yêu quê hương, xứ sở, niềm tin vê’ một tương lai tất thắng. Họ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì miền Nam thân yêu, vì độc lập, tự do muôn đời của đất nước.

 

 
Phương Định – nhân vật chính cũng là người kể chuyện của tác phẩm, giữ nhiệm vụ trong tổ trinh sát mặt đường. Cô cùng hai người đổng đội của mình là Nho và Thao ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm, tập trung nhiều bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt nhất; từng ngày từng giờ phải đối mặt với “Thần Chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.” Chính hoàn cảnh công việc ấy, vẻ đẹp anh dũng, kiên cường của Phương Định càng được bộc lộ rõ nét. Nhận biết được nguy hiểm cận kề nhưng Phương Định luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đẩu. Dù có lúc chị cũng nghĩ đến cái chết, nhưng suy nghĩ này rất mờ nhạt, còn suy nghĩ rực cháy trong chị là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không?”, “làm thế nào để châm mìn lần thứ hai”. Ngay cả khi âm thanh sắc lạnh của mìn vang lên, chị vẫn như vừa trách, vừa nhắc nhở mình: “Phải nhanh hơn chút nữa”. Ngay cả khi trên người mang vết thương chưa lành miệng, chị vẫn một lòng muốn tiếp tục và hoàn thành nhiệm vụ.

Cùng với vẻ đẹp anh dũng, kiên cường, vẻ trẻ trung, nữ tình, yêu đời là nét đẹp nổi bật ở cô gái Hà Nội – Phương Định. Đoạn trích trên tập trung khắc họa vẻ đẹp này của chị. Đó là vẻ trẻ trung, hổn nhiên, yêu đời. Trong Phương Định có nét gì đó còn rất tinh nghịch, trẻ con. Đó là những khi ngổi nghiêng mình, dựa vào thành đá mà “hát khe khẽ” – những bài hát rất lạ kì. Phương Định “mê hát”, chị thích những bài hát quan họ mềm mại, dịu dàng, thích khúc dần ca của Hổng quân Liên Xô Ca-chiu-sa, thích ngồi bó gối mơ màng trước những bài dân ca Ý… Tâm hồn chị cũng phong phú như những điệu nhạc mà chị yêu thích, phong phú như cả những khúc hát chị bịa ra. Cứ “thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời ra mà hát” – những ca từ tự viết nên ấy đã tạo nên vẻ yêu đời và lãng mạn của chị. Những ca từ mà chính chị tự nhận “ bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi củng ngạc nhiên”. Dù Lê Minh Khuê không viết ra những lời ca do chị bịa nhưng chắc hẳn đó là lời ca viết nên bởi một cô gái có tâm hồn hài hước. Phải có sự dí dỏm, hài hước gắn với sự lạc quan, chị mới có thế thừa nhận “đôi khi bò ra mà cười một mình”. Trong những khúc hát ấy là cả tình yêu, lí tưởng sống và khao khát mãnh liệt của tuổi trẻ chị gửi vào lời ca.


 

 
Cô gái trẻ trung như chị mang vẻ đẹp nữ tính và sự tự ý thức về bản thân. Phương Định trong lời tự giới thiệu “là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.” Như minh chứng cho điều đó, chị nói về vẻ ngoài của mình, một vẻ đẹp vừa đặc trưng của những cô gái thanh niên xung phong trong trí tưởng tượng của mỗi chúng ta với “hai bím tóc dày, tương đối mềm”, bộ quẩn áo thanh niên xung phong xanh màu hi vọng và chiếc mũ tai bèo cùng chống chịu mưa nắng. Đó cũng là vẻ đẹp rất riêng của cô gái Hà Thành với “một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Có lẽ, vẻ đẹp ấy giống như nét đẹp thanh lịch của những cô gái từ xưa xuất hiện trong câu ca: “Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang” để sau này được tái hiện trong những bài ca, cầu hát như bức Thiếu nữ bên hoa huệ (Tô Ngọc Vân), vẻ đẹp ấy còn thể hiện trong đôi mắt chị, một đôi mắt mà các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Tạo nên cái nhìn ấy có lẽ là một đôi mắt sâu và sắc sảo với những suy tư rất riêng của chị. Đôi mắt mà chính chị củng rất thích ngắm nhìn với tình yêu và sự tự ý thức về bản thân: “tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng!’ Sự tự ý thức ấy còn ở chỗ chị biết: “các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày”. Dù vậy, chị cũng không “săn sóc, vồn vã”, chị “thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt”. Đó là vẻ thùy mị, duyên dáng, kín đáo của riêng chị mà Lê Minh Khuê phải tinh tế lắm mới khắc họa được. Vẻ kiêu ngám ấy là tâm lí rất đời thường của phụ nữ, đặc biệt là những cô gái trẻ đẹp và ý thức được về bản thân mình như Phương Định. Nét tâm lí ấy càng khiến chị trở nên chân thực, gẩn gũi và đáng yêu hơn đối với mỗi độc giả.

 
Vẻ đẹp của Phương Định còn là vế đẹp của lí tưởng, của ước mơ hoài bão. Chị đã thừa nhận cử chỉ “đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt” chỉ là làm điệu thế thôi. “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là trong những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Là người sống có lí tưởng, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên vẻ đẹp mà chị yêu quý, trần trọng và ngưỡng mộ cũng là vẻ đẹp của những con người đang từng ngày, từng giờ cống hiến tuổi xuân và sức trẻ cho công cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc. chính lòng trân trọng những chiên sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu trên mặt trận ấy là động lực giúp chị vượt qua nguy hiểm, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Với chị, tình cảm ngưỡng mộ ấy có lẽ đã được hình thành từ khi chưa “gác

bút nghiên lên đường đi chiến đấu”. Và giờ đây, khi đã tham gia cuộc cách mạng vĩ đại này, lòng ngưỡng mộ ấy phát triển thành tình đổng chí, đồng đội thiêng liêng, cao quý, trở thành vẻ đẹp ngời sáng trong tái tim cô thanh niên xung phong Phương Định.


 
Tất cả những nét đẹp ấy được nữ nhà văn khắc họa một cách tài tình. Khi xây dựng nhân vật, Lê Minh Khuê đã chọn phương thức trần thuật hợp lí, ngôi kể thứ nhất không chỉ giúp câu chuyện và nhân vật trở nên gần gũi, tự nhiên mà những suy nghĩ, xúc cảm của nhân vật cũng được bộc lộ đầy đủ, rõ nét. Và có lẽ, chính sự tinh tế của một nữ nhà văn đã giúp Lê Minh Khuê khắc họa được vẻ đẹp rất thực, rất đời thường của nhân vật Phương Định, từ sở thích ngân nga theo giai điệu, tự bịa lời ca đến nét thanh lịch của cô gái Hà Thành hay vẻ kiêu ngầm rất riêng của cô gái trẻ. Chính những nét đặc sắc nghệ thuật ấy đã góp phần tạo nên một Phương Định rất gấn gũi, thân quen và rất Hà Nội.

 
Những ngôi sao xa xôi cùng hình tượng cô thanh niên xung phong Phương Định đã góp phần khắc họa những vẻ đẹp ngời sáng thời “mưa hom bão đạn”, vẻ đẹp của những cô gái bên cạnh vẻ đẹp của những chàng trai vui tươi, gan dạ, dũng cảm, vô cùng hài hước, tếu táo: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là vẻ đẹp của cô gái trong bài thơ của Đỗ Trung Quân không thấy được “vết bầm trên má” trong “chuyến tải thương mấy lân trượt ngã”, vẻ đẹp của Những bông hoa trên tuyến lửa cũng giống như vẻ đẹp của Những ngôi sao xa xôi mà các anh chiến sĩ thường viết thư thăm hỏi, thường cất lời ngợi ca:

Tôi thấy rồi em ơi giữa cuộc hành quân

Niềm kiêu hãnh trong mắt em kỳ lạ

Trong chiếc áo bạc màu đôi miếng vá

Cô gái Việt Nam đẹp đến lạ thường.

(Đỗ Trung Quân)

Họ là:

Những người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước (Nguyền Khoa Điểm)

Càng cảm phục vẻ đẹp của nhân vật Phương Định, ta càng thêm biết ơn những lớp thanh niên đã ngã xuống, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng, bảo vệ dân tộc. Phương Định cùng hai đồng đội Nho và Thao, cùng muôn vàn các chàng trai, cô gái khác đã đánh đổi tuổi xuân cho nền hòa bình, dần tộc. Chiến tranh qua đi, tuổi trẻ và thậm chí cả tính mạng của họ cũng không còn, nhưng vẻ đẹp sáng ngời của lí tưởng sống, của lòng dũng cảm, kiên cường đấu tranh và nét hồn nhiên, trong sáng, vui tươi của họ sẽ sống mãi trong lòng chúng ta như những vì sao lấp lánh trên bầu trời đêm.

8 tháng 12 2021

Tham Khảo:

Tâm trạng buồn thương da diết của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được diễn tả vô cùng xúc động qua tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đoạn thơ là một đoạn tuyệt bút “tả cảnh ngụ tình” của thiên tài Nguyễn Du. Tám câu thơ với điệp ngữ “buồn trông” lặp đi lặp lại như một khúc hát buồn về cuộc đời cô gái họ Vương. Mỗi câu thơ là một âm hưởng, một giai điệu thấm đẫm tâm trạng nàng Kiều và mở ra một bức tranh tứ bình mới mẻ. Cảnh vật trong buổi chiều hôm “thấp thoáng cánh buồm xa xa” như vời vợi một nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê nhà. Kiều một mình “thui thủi quê người một thân” sao cho khỏi nỗi nhớ ấy. Cuộc đời Kiều như cánh hoa mỏng manh “man mác” giữa dòng cuốn cuộc đời, “ngọn nước mới sa” như mang bao nỗi niềm về thân phận bấp bênh, chìm nổi của người con gái trong xã hội xưa. Nơi “nội cỏ rầu rầu” kia xanh xanh mà sao cũng u buồn thế, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Có thế ta mới hiểu, mới phục cái tài tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã đạt đến mức tuyệt bút. “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” gợi cho Kiều nỗi buồn chán, tủi thân về cuộc đời, lòng người lạnh lùng, vô vị. Ở cảnh cuối, thiên nhiên hiện lên thật dữ dội. Chung quanh Kiều là tiếng sóng như đang kêu gào, làm Kiều cảm thấy hãi hùng trước bão táp cuộc đời sắp ập đến. Câu thơ như một lời dự báo trước về cuộc đời đầy sóng gió, đố kị, ghen ghét, bon chen của nàng. Nàng như một cánh hoa bé nhỏ trôi giữa dòng nước rồi “biết là về đâu?”. Bốn cảnh, bốn bức tranh tứ bình được miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, hình ảnh và màu sắc từ màu nhạt đến rõ nét, đậm đà, âm thanh từ tĩnh sang động, buồn man mác đến kinh sợ, hãi hùng. Biện pháp tả cảnh ngụ tình thấm đẫm trong từng cảnh vật. Qua đó ta thấy tài năng và lòng nhân ái, cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du lớn biết nhường nào.