K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2020

Giải thích: Câu nói nhắc nhở con người điều quan trọng nhất là phải luôn tìm tòi, học hỏi, chủ động tiếp thu.

Vì sao:

- Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết.

- Học hỏi là điều không bao giờ phản bội con người.

Biểu hiện: (dẫn chứng chứng minh)

Phản đề:

Liên hệ bản thân.

7 tháng 3 2020

“Bản lĩnh” – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan, I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn? Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?

6 tháng 11 2019

Khi Hasan - một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"

Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. "

Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật. 

#Trang

8 tháng 11 2019

tham khảo

70 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ,luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

vào thống kê

hc tốt 

2 tháng 8 2021

Tham Khảo !

Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ - biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận. Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận - mật mã của mọi tình yêu thương. “Cho đi” là san sẻ, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh. “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình. “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho - nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.

2 tháng 8 2021

Tham khảo:

Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

2 tháng 5 2021

Gửi bạn nhé !