K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2016

Bánh trôi xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay"

Nguyên liệu

Bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phèn, nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với riêng bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước.

Cách làm

Làm bột vỏ bánh

Gạo nếp lẫn gạo tẻ thường theo tỷ lệ nếp:tẻ là 9:1 hoặc 8:2, vo sạch, ngâm mềm, vo sơ lại cho sạch rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có cho nước vào từ từ, trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước, nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.

Làm bánh trôi

  • Vỏ bánh: bột vỏ bánh viên thành những viên nhỏ đều nhau, đường kính khoảng 2cm.
  • Nhân bánh: Đường phèn xắt thành những viên vuông nhỏ hoặc đường phèn cũng chọn những viên nhỏ.
  • Trang trí: dừa nạo, vừng xát vỏ rang vàng.
  • Cho nhân vào giữa viên bột nhỏ đã được nhào nặn từ trước và để vào lòng bàn tay trái, dùng hai bàn tay ve tròn cho kín đường. Đun nước sôi, thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc và đun nhỏ lửa, khi nào bánh nổi lên là chín,bạn vớt ra, thả vào chậu nước lạnh cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào đĩa, gạn khô nước. Rắc vừng (rang vàng, xát bỏ vỏ) lên trên bánh hoặc dùng một cái thìa chấm mặt đáy thìa vào vừng và chấm lên từng cái bánh cho đẹp. Có thể rắc nước hoa bưởi và một ít sợi dừa nạo lên trên sản phẩm của bạn cho thơm,sau đó ăn nguội. Với bánh trôi mặn thì nhân bánh làm bằng bột đậu xanh, thêm ít gia vị mặn. Bánh trôi mặn thông thường có trong món chè thập cẩm.

 

20 tháng 2 2019

Bánh trôi nước gọi tắt là bánh trôi ,là một loại bánh ngon đặc trưng của Bắc Bộ trong ngày tết Hàn Thực. Banh trôi nước là một thứ bánh làm từ bột nếp ,được nhào nặn và viên tròn ,có nhân đường phên , được luộc chính bằng cách cho vào nước đun sôi.

Cách làm bánh trôi nước:

Phần bột bánh trôi ( bạn cũng có thể mua bột làm bánh trôi bán sẵn cũng rất tiện dụng)

Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ thật đều trong một chiếc bát lớn

Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột và khuấy đều để bột tan hoàn toàn.

Bước 3: Để bột lắng khoảng 3 tiếng cho bột tách thành 2 phần bột ở dưới và nước ở trên.

Bước 4: Cho bột vào một chiếc khăn dày, buộc túm lại, treo lên để bột róc nước

Cách làm bánh trôi nước tuyệt ngon

Nguyên liệu làm bánh trôi nước:

500g bột gạo nếp

– 50g bột gạo tẻ

– 100g đường đỏ viên nhỏ

– 2 thìa vừng rang

– Dừa nạo

– 1 tsp nước hoa bưởi

– ½ tsp tinh chất vani

Cách làm bánh trôi nước:

Phần bột bánh trôi ( bạn cũng có thể mua bột làm bánh trôi bán sẵn cũng rất tiện dụng)

Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ thật đều trong một chiếc bát lớn

Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột và khuấy đều để bột tan hoàn toàn.

Bước 3: Để bột lắng khoảng 3 tiếng cho bột tách thành 2 phần bột ở dưới và nước ở trên.

Bước 4: Cho bột vào một chiếc khăn dày, buộc túm lại, treo lên để bột róc nước

Bước 5: Sau khoảng 1 tiếng, mở khăn ra kiểm tra nếu bột mịn, róc nước, không dính tay là chúng ta đã có thể bắt đầu làm bánh trôi được rồi đấy!

Nặn bánh trôi nước:

  • Viên bột thành những viên nhỏ vừa ăn
  • Ấn dẹt ở giữa viên bột rồi cho đường bánh trôi đã cắt thành những viên nhỏ vào
  • Bao bột lại rồi vê tròn cho kín viên đường. Vê bột cho thật khít, tránh để không khí vào, tuy nhiên các bạn cũng lưu ý không nên vo quá kĩ, bánh có thể bị vỡ khi đun.
  • Đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi vào.
  • Khi bánh nổi lên là bánh đã chín rồi đấy! Bạn vớt bánh ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội cho bánh săn và đỡ dính.
  • Cho bánh ra đĩa, gạn bớt nước.
  • Rắc vừng rang hoặc dừa nạo lên mặt bánh. Bạn cũng có thể cho thêm nước hoa bưởi để bánh có mùi thơm đặc biệt hơn.
  • Để bánh trôi nguội và cùng thưởng thức.
26 tháng 10 2021

Tham khảo:

Bánh trôi nước là một trong những bài thơ nổi của Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả của bà: yêu thương trân trọng người phụ nữ.

 

   Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa tả thực, miêu tả bánh trôi nước từ hình dáng cho đến cách làm. Bánh trôi có hình tròn, màu trắng. Làm bánh trôi bằng cách viên thành hình tròn nhỏ vừa ăn, bên trong bánh trôi là một viên đường nhỏ, thường được làm bằng đường phên hoặc đường phèn. Khi luộc thấy bánh lên tức là bánh đã chín. Bài thơ đã mô tả một cách chân thực, chính xác về món ăn dân dã, quen thuộc của nhân dân ta.

Nhưng ẩn đằng sau lớp nghĩa tả thực đó lại là lớp nghĩa ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc, hình ảnh bánh trôi cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian “Thân em”. Hai chữ thân em nói lên nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu, gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao:

 

“Thân em như tấm lụa đào,

 

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

 

“Thân em như hạt mưa sa

 

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

 

   Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.

 

   Ngay từ câu thơ đầu tiên của bài, bà đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ: trắng, tròn, họ mang vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Lời khẳng định này cũng cho thấy bà rất có ý thức về bản ngã của mình nói riêng và của những người phụ nữ nói chung.

 

   Mang vẻ đẹp về hình thức, ý thức được vẻ đẹp đó, nhưng số phận của họ lại hết truân chuyên, vất vả:

 

    Bảy nổi ba chìm với nước non

 

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 

   Thân phận của họ cũng chẳng khác gì những tấm lụa đào, hạt mưa sa,… người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Khi ở nhà họ phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu họ phải ngồi ở đó, đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng. Những người phụ nữ này thật nhỏ bé và đáng thương, cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định.

 

   Mặc dù cuộc sống không được suôn sẻ, luôn gặp phải những sóng gió nhưng những người phụ nữ ấy lại mang trong mình những phẩm chất hết sức tốt đẹp:

 

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son

 

   Họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Chữ son như một điểm sáng, nhãn tự trong bài, làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

 

   Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản di, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm

Qua tác phẩm này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người.

26 tháng 10 2021

Bánh trôi nước là 1 loại bánh có từ lâu đời của ông cha ta . Bánh trôi nước ngon và có nhiều vị

21 tháng 10 2017
Nội dung: Bài thơ vừa miêu tả hình ảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phép ẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinh đẹp nhưng không tự chủ được bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻ đẹp người phụ nữ nhưng cũng là một lời đồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ.. Ý nghĩa: - Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam. - Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.
21 tháng 10 2017

Ý nghĩa :- Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam.

             - Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.

19 tháng 10 2017

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.

Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.

Bảy nổi ba chìm với nước non

Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi

Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.

19 tháng 10 2017

ghi nhớ sgk nha

3 tháng 10 2016
Việt Nam, ngày ... tháng ... năm ....

Cô Ê- mi-li kính mến !

Hôm nay trong giờ học lịch sử, khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc cháu, cháu hiểu ra rằng để giành lại độc lập cho dân tộc mình, không phải chỉ có sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam mà còn của biết bao người yêu chuộng hoà bình trên thế giới mà người cha của cô là No-man Mơ-ri-xơn là một chiến sĩ vô cùng anh dũng và tiêu biểu.

Thưa cô Ê-mi-li !

Nơi ở của cháu và cô cách nhau nửa vòng trái đất. Cháu muốn nhờ cánh thư nhỏ này gửi tới cô lời biết ơn chân thành nhất của cháu cũng như của cả dân tộc cháu.

Cô ơi ! Thế hệ chúng cháu là thế hệ được sinh ra trong hoà bình, được sống trong bầu không khí trong lành, được hạnh phúc trong vòng tay âu yếm đầy đủ của cha mẹ, của thầy cô giáo và của tất cả mọi người. Có thể chúng cháu sẽ không hiểu được những cái giá mà dân tộc cháu và những người như cha cô phải trả - nếu không có được những giờ học lịch sử như hôm nay và những câu chuyện cảm động và chân thực mà chúng cháu được đọc qua báo chí.

Cô ạ ! Khi đọc câu chuyện "Ngọn lửa Mo-ri-xơn", cháu không khỏi bùi ngùi xúc động về tấm gương hy sinh anh dũng của cha cô - người mà cô hằng yêu kính. Cái ngày mà cha cô ra đi và quyết định làm một nghĩa cử cao đẹp: Ông tẩm xăng vào mình và châm lửa tự đốt cháy cơ thể của mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Đó là ngày 2 tháng 11 năm 1965. Lúc ấy, cô vẫn còn bé lắm nhỉ ? Mới có 18 tuổi thôi phải không cô ? Ôi, 18 tháng tuổi, cái tuổi hãy còn non nớt và hết sức ngây thơ. Nét thơ ngây ấy như đọng lại ở đôi mắt tròn xoe nhìn người cha không chớp như muốn ghi nhớ hình bóng người cha thương yêu vào trong tâm khảm. Và có người cha nào lại không thương con, không muốn sống cùng con, che chở cho con trong bước đường đời đầy thử thách và nghiệt ngã ? Thế nhưng, cha của cô trong niềm yêu thương con vô hạn, hôn con lần cuối, để quyết định hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Đọc đến đây, cháu đã khóc, khóc rất nhiều vì cháu thương mến và cảm phục ông đã hy sinh một cách anh dũng đến thế ! Thương cho cô mới 18 tháng tuổi đã phải mất cha ! Nhưng cháu đã khâm phục ông rất nhiều và cháu lại càng cảm thấy tự hào khi biết rằng lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới có một chiến sỹ quả cảm như ông. Cháu cũng như nhân dân cháu vô cùng biết ơn ông, một chiến sỹ yêu chuộng hoà bình của dân tộc Mỹ. Là một người Mỹ, ông đã dám đứng lên đấu tranh để phản đối sự tham gia quân sự ngày càng sâu của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phải chăng, ông là một người có trái tim nhân ái bao la, có tinh thần quốc tế cao cả, có tấm lòng yêu chuộng hoà bình sâu sắc ? Ngọn lửa từ thân thể ông đã lay động và thức tỉnh bao con tim trên khắp hành tinh, đã thổi bùng lên phong trào yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Và nó đã góp phần rất quan trọng giúp đỡ cuộc cách mạng vinh quang của dân tộc Việt Nam mau chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của dân tộc cháu ngày ấy viết bài thơ: "Ê-mi-li con" để ca ngợi ông - một con người quả cảm anh dũng - dám hy sinh thân mình vì nền hoà bình của dân tộc khác:

Ê-mi-li con ơi!
Trời sắp sáng rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con...
Hôm nay, chúng cháu được sống trong một đất nước hoà bình tự do, thành quả mà cha ông chúng cháu đã đổ bao máu xương để giành lại cho tuổi thơ chúng cháu hôm nay. Chúng cháu luôn tự nhắc mình phải sống sao cho xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam mạnh giàu hôm nay. Phải sống sao để không phụ lòng người cha của cô - người con của chiến sỹ hoà bình vĩ đại No-man Mo-rĩon. Dân tộc Việt Nam chúng cháu và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên "ngọn lửa Mo-ri-xon".

Cô ạ ! Hôm nay trên đất nước Việt Nam chúng cháu vẫn còn rất nhiều những bạn nhỏ bị tật nguyền do di chứng của chất độc màu da cam để lại trong mỗi người cha, người mẹ của họ trong cuộc kháng chiến vừa qua. Nhìn các bạn ấy sao lòng cháu thấy đau đơn và xót xa. Chiến tranh và những di chứng của nó để lại sao mà tàn khốc thế. Chứng kiến hậu quả của nó hôm nay, cháu càng thấm thía giá trị của sự hy sinh của cha cô đối với hoà bình.

Hàng ngày, qua màn hình ti vi, cháu vẫn thấy nhiều nơi trên thế giới còn diễn ra những cuộc chiến tranh sắc tộc. Và tuổi thơ của nhiều dân tộc vẫn đang đói rách cơ cực, phải hứng chịu những mất mát đau thương từ những cuộc chiến tranh ấy. Làm thế nào để tuổi thơ trên khắp hành tinh này được sống vui vẻ hồn nhiên mãi mãi trong hạnh phúc hoà bình ? Cháu mong sao trên cõi đời này tất cả mọi người hãy là những người yêu chuộng hoà bình tha thiết như cha cô để một thế giới không có chiến tranh, để không còn đói nghèo, để tuổi thơ chúng cháu ở đâu trên trái đất này cũng được sống êm đềm và hạnh phúc.

Thưa cô, cháu tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại toả khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ cháu không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với cô được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hoà bình và hữu nghị. Cháu nghĩ đó cũng là ước vọng lớn lao của cha cô khi tự mình đốt lên "ngọn lửa Mo-ri-xon" ngày nào ?

Cô ơi ! Một lần nữa từ trái tim mình, cháu xin gửi đến cô tình cảm trân trọng và biết ơn. Cháu hy vọng rằng một ngày nào đó, cô có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc cháu, một dân tộc đã gắn chặt số phận của cha cô và cô cùng biết bao người dân nước Mỹ.

Cháu mong chờ thư của cô.

Cháu vô vàn yêu quý của cô.  
2 tháng 10 2016

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

2 tháng 10 2016

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.