K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Một bức tranh về không khí yên ả thanh bình của làng quê người Việt Làng quê người Việt vốn có một không khí yên ả thanh bình cố hữu sau luỹ tre xanh. Ở đó tồn tại một nền văn minh nông nghiệp ngàn đời. Rất ít biên động, rất ít đổi thay đến mức người ta tưởng như sinh ra đất trời vốn thế. Trình độ sản xuất đã không cao, quan hệ giữa con người với nhau lại là quan hệ truyền thống (trong họ, ngoài làng). Đời sống vật chất và tinh thần ấy đã tạo nên một không khí làng quê thuần khiết. Không khí ấy đã biến đổi dần đi trong quá trình đô thị hoá. Và chính từ quá trình ấy, những gì một đi không trở lại mới được nhớ về như một hoài niệm xa xôi. Những ngày ấy, mùa hè là ngày hội của hoa thơm, bướm lượn. Hoa thì đủ các loài : hoa lan, hoa móng rồng, hoa dẻ. Mỗi thứ hoa mỗi sắc, mỗi hương : hoa lan nở trắng, hoa dẻ từng chùm, còn hoa móng rồng thì bụ bẫm và thơm mùi mít chín. Những loài hoa hào phóng ấy đem đến cho quê làng một không gian đặc quánh mùi thơm. Nó có sức hấp dẫn với cả muôn loài, nhưng trước hết là với ong, với bướm. Cuộc giành giật để phân chia lãnh địa giữa chúng hết sức tự nhiên và chiến thắng bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Tính cách giống loài của chúng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ : ong vàng, ong vò vẽ, ong mật, chẳng cần biết phải trái ra sao, tất cả đều xông vào đấu lực, còn các cô bướm hiền lành thấm nhuần phương châm xử thế "tránh voi chẳng xấu mặt nào" lặng lẽ bay đi. Nhưng, dù sao đó chỉ là một khúc dạo đầu. Thế giới của loài chim xuất hiện trên bầu trời bằng tiếng kêu dõng dạc của con bồ các. Mỗi loài có một tập tính riêng, cả chim hiền và chim ác. Chim hiền thì thân thiết với nhà nông, gần gũi với con người : sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu, riêng con sáo đen nhà bác Vui tọ toẹ học tiếng nói con người, biết tự bay đi kiếm ăn nhưng chiều chiều lại trở về với chủ. Con tu hú là bạn của mùa vải như vị thiên sứ báo tin vui, nó đến và đi bất chợt. Còn chim ác như những nhân vật phản diện trong truyện cổ tích. Chúng không những có hình dáng khó coi mà còn vô cùng hiểm độc. Như con diều mũi khoằm giả vờ bay liệng trên cao như một kẻ vô tâm nhưng khi đánh hơi được con mồi, nó lao như mũi tên xuống đất. Không cao đạo kiểu cách như diều hâu, quạ, dù là quạ đen hay quạ khoang đều là những kẻ phàm ăn, tục uống. Không bắt được gà con,, không ăn trộm được trứng, chẳng một chút nề hà, nó sà ngay vào chuồng lợn, không cần kén cá chọn canh. Nhưng quạ, diều hâu không đáng sợ bằng chim cắt. Thân nhỏ nhưng bay nhanh, trở thành một thứ hung thần, một loại quỷ đen khủng khiếp, cắt là một nỗi kinh hoàng với một thứ vũ khí lợi hại vô song: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Ám ảnh đối với trẻ thơ đã đành (bao nhiêu con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết), mà tất cả loài chim đều chưa ai địch nổi. Như thế là xã hội loài chim dưới con mắt tò mò, ưa khám phá, tìm tòi luôn có vấn đề đặt ra với nó. Phải có một Thạch Sanh, phải có một chàng hiệp sĩ. Nhưng bất ngờ thay, chàng hiệp sĩ ấy vóc dáng mới nhỏ bé làm sao, lại bị nghi oan là kẻ cắp. Tên tội đồ chịu tiếng xấu, nhưng trước bất công đã không thể làm ngơ. Chính nó đã lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Chính nó đã tổ chức bủa vây làm cho quạ đổn không còn đường thoát phải "đến chết rũ xương". Và lần này nữa, trước loài cắt dữ gian manh, những chú chèo bẻo đã dũng cảm lao vào thử sức. Việc mạo hiểm ấy vốn đã ấp ủ từ lâu nhưng chưa có cơ hội ra tay, lần này thì cơ hội kia đã đến, hơn thế lại có sự cổ vũ nhiệt tĩnh của đám khán giả vô tư. Cắt đã bị thua, có lẽ lần đầu tiên chịu thua, như những chiếc máy bay B52 "quay tròn xuống đồng Xóc" mà không biết vì sao. Còn đối với bọn trẻ trong xóm, chiến thắng của chèo bẻo hiển hách như một kì công. Tính chất vô tư của bức tranh tả cảnh giúp ta hình dung : xã hội làng quê người Việt là một xã hội bằng phẳng, yên ả, thanh bình, cố hữu. Đã bao nhiêu đời như thế, tưởng không thể đổi thay. Không gian mà con người ưu ái dành cho các loài hoa bướm, loài chim là sự tĩnh mịch, êm dềm. Đó là nnững cảnh tượng quen thuộc đến mức cứ tưởng nhắm mắt lại là nó lập tức hiện ra: Khi con tu hú gọi bầy  Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân  Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào  Trời xanh càng rộng càng cao  Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không... (Tô Hữu — Khi con tu hú) 2. Những quan điểm thẩm mĩ dân gian và triết lí dân gian Quan điểm thẩm mĩ dân gian trước hết là cái nhìn xã hội loài vật như xã hội loài người, con vật như con người. Khác với loại truyện ngụ ngôn, các con vật ở đây hiện ra như những nhân vật cụ thể và sinh động hết sức khách quan, chứ không để minh hoạ cho một bài học luân lí hay triết lí. Mỗi loài vật có một tính cách riêng. Vì vậy, có những con vật đáng ghét, con vật đáng thương. Nhưng sự đáng ghét hay đáng thương cũng ở nhiều cấp độ. Như ở loài chim ác, loài quạ đen, quạ khoang chẳng hạn : bắt gà con, trộm trứng gà là việc bất lương, nhưng không săn bắt được lại rơi vào thế đường cùng thì cũng có một cái gì thật tội. Còn những con chim hiền lành, nhất là dũng cảm như chèo bẻo mà mang tiếng xấu suốt đời thì ai là kẻ minh oan ? Riêng cuộc kịch chiến của gà mẹ với diều hâu, người đọc không khỏi nghĩ đến một tình cảm sâu nặng của con người : tình mẫu tử. Còn triết lí dân gian : đó là bài học về sức mạnh của sự đoàn kết: Một cây làm chẳng nên non  Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.  Một con chèo bẻo đơn phương độc mã làm sao trị nổi diều hâu, quạ, cắt ? Ba lần lập cồng là ba lần chứng thực sức mạnh của bầy đàn (mà con người gọi là đoàn kết). Đối lập với sự đoàn kết là cái cô độc của sự lẻ loi :  Nghèo ăn bắp, họp đông vui  Còn hơn giàu có mồ côi một mình (Tục ngữ) Con bìm bịp là tượng trưng cho sự cô đơn, sự lảng tránh xã hội. Suốt ngày, suốt đêm phải chui rúc trong bụi cây, có lẽ đó là sự trừng phạt tinh thần thích đáng nhất, dành cho nó và đối với nó cũng là sự ân hận, giày vò nhất của lương tâm. Bài học "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo" cũng thể hiện sinh động ở đây. Người "ở hiền" là đám gà con, chú bồ câu và cả chim chèo bẻo nữa. Còn cái ác, chính nó lại tự đào hố chôn mình, kẻ "gieo gió phải gặt bão". Ngoài quan điểm thẩm mĩ dân gian, triết lí dân gian, còn có các yếu tố của nén văn hoá dân gian. Đó là những bài hát đồng dao (Bồ các là bác chim ri,...), các thành ngữ được sử dụng đúng lúc, đúng nơi (Dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già,...), các câu chuyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo,...), v.v. Những yếu tố văn hoá dân gian này làm cho bài văn có một không khí nửa hư nửa thực, vừa mới vừa cũ rất hay và đáng được nhớ, được sẻ chia, được đồng tình và trân trọng.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-tac-pham-lao-xao-cua-duy-khan-22-1748.html

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường...
Đọc tiếp

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo
3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.
4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác
5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường em
6. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận cùa em về lòng dũng cảm
7. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về con ếch trong truyện. Từ đó rút ra bài học cho bản thân
8. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh các bạn học sinh góp tiền, quà để gửi ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt
9. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương

Gợi ý :

- Giới thiệu về chủ đề

 

Giúp mik vs mn ơi

9
27 tháng 12 2017

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



27 tháng 12 2017

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

 

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

18 tháng 4 2021

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả.