Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
tham khảo
Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con thỏ. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Chủ nhật vừa rồi, em được cùng bố đi xem một trận thi đấu điền kinh ở sân vận động thành phố.
Đúng 8 giờ sáng, em và bố đến sân thi đấu, cảm giác khác hẳn với mọi ngày. Khắp đường chạy được dọn dẹp sạch sẽ và căng băng rôn màu đỏ ở vạch đích. Tất cả mọi người tập trung trên khán đài và khu chuẩn bị với không khí sôi động và hồ hởi. Bỗng tiếng loa thông báo sắp bắt đầu cuộc thi vang lên qua những chiếc loa ở các góc. Mọi người ngay lập tức yên lặng, hồi hộp chờ cuộc đua diễn ra. Từ trong phòng chờ, các vận động viên ra sân với vẻ mặt nghiêm túc. Ai cũng trông hết sức căng thẳng. Họ tiến vào vạch đích, làm tư thế chuẩn bị. Tiếng nhịp đếm ngược những giây cuối vang lên, tất cả mọi người nín thở theo dõi. Sau tiếng súng - tín hiệu bắt đầu cuộc đua vang lên, các vận động viên lao thẳng về phía trước như tên bắn. Ai cũng cố gắng hết sức để lao về đích. Chẳng mấy chốc mà ai cũng mồ hôi nhễ nhại. Trên khán đài, khán giả ra sức cổ vũ, gọi tên vận động viên mà mình yêu thích. Những màn bám đuôi, vượt qua kích thích đến em không thể nào rời mắt khỏi sân đua được. Và rồi, cuộc đua cũng kết thúc khi chiến thắng thuộc về cầu thủ áo vàng - người về đích đầu tiên. Dù có người thắng, kẻ thua nhưng các cầu thủ ai cũng hòa đồng, ôm chầm và chúc mừng nhau.
Kết thúc buổi thi đấu, em trở về nhà trong niềm vui sướng, hạnh phúc. Em mong rằng, mình sẽ sớm được đến xem một buổi thi đấu thể thao tuyệt vời như thế
Chiều hôm qua, em đã được cùng mẹ đi xem trận đua thuyền diễn ra trên con sông cuối làng.
Các đội thi đấu ngồi trên từng con thuyền, tay cầm chắc mái chèo, chăm chú nhìn về phía trước. Hai bên bờ sông, là những người đến xem như em và mẹ, vô cùng thích thú và phấn khích. Sau một hồi chờ đợi, tiếng còi của trọng tài đã báo hiệu cuộc đua bắt đầu. Trong tiếng reo hò, cổ vũ của người xem, các con thuyền lao nhanh về phía trước như tên bắn. Các thuyền viên hò cùng nhịp chèo, dốc sức đẩy mái chèo thật mạnh, thật nhanh, thật đều, đưa con thuyền xé sóng lao vun vút. Chiếc thuyền này dẫn đầu, rồi lại bị chiếc thuyền khác vượt qua. Cứ qua mỗi khúc sông, vị trí dẫn đầu lại có sự thay đổi. Điều đó khiến người xem cũng căng thẳng theo đội thi và càng ra sức cổ vũ.
Đến khúc sông cuối, đội áo vàng đã bứt phá thành công và dành chiến thắng. Các cầu thủ đã hoàn thành một trận thi đấu hết mình và ý nghĩa. Còn người xem như em thì được tận hưởng một trận thi đấu thể thao tuyệt vời.
Tham khảo:
Tối thứ bảy tuần trước, em đã được ba mẹ dẫn đi xem biểu diễn ca, múa, nhạc tại Cung Văn hoá Thiếu nhi của thành phố nơi em ở. Đúng mười chín giờ ba mươi phút, buổi biểu diễn bắt đầu. Lúc này khán giả đã mua vé vào xem và ngồi chật các hàng ghế. Trên sân khấu, đèn bật sáng trưng. Một cô ra giới thiệu chương trình và sau đó là một bản đồng ca hùng tráng vang lên mở đầu cho đêm diễn. Tiếp sau đó là các bài đơn ca, các tiết mục múa được trình diễn xen kẽ nhau. Tiếng đàn, tiếng hát luôn hoà quyện với nhau khi êm ái du dương khi sôi nổi rộn ràng. Các cô chú diễn viên múa thì mặc quần áo đẹp và múa những điệu múa rất mềm mại và đẹp mắt. Buổi biểu diễn đã rất thành công vì tiếng vỗ tay cứ ran lên không dứt sau mỗi tiết mục. Em vô cùng thích thú khi xem buổi biểu diễn ấy về tới nhà mà em còn nhớ mãi hai ca sĩ hát bài “Bà Rằng Bà Rí”, một bài dân ca Bắc Bộ thật vui nói về nỗi khổ của một cô gái bị ép duyên phải lấy một anh chồng bé tẻo tèo teo.
Tham khảo ở đây:
https://vndoc.com/van-mau-lop-3-ke-ve-mot-ngay-hoi-o-que-em-126581
Tham khảo :
Quê hương em là nơi được gọi với cái tên đầy thơ mộng - thành phố hoa phượng đỏ, đó chính là Hải Phòng. Em sinh ra và lớn lên ở đây đã 8 năm rồi, và bắt đầu từ 5 tuổi em đã được đi xem ngày hội đua thuyền. Lễ hội đua thuyền ở quê hương em đã có lịch sử rất lâu đời. Hàng năm, cứ vào tháng giêng, là các huyện bắt đầu mùa lễ hội đua thuyền trên sông. Lễ hội đua truyền rồng trên sông vừa gợi nhớ đến những chiến công oanh liệt lừng lẫy của cha ông ta ngày xưa, vừa mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào ngày hội đua thuyền, mọi người tập trung rất đông ở hai bên bờ sông, mang theo rất nhiều loa kèn, chai, trống đi để reo hò cổ vũ. Tâm điểm của lễ hội chính là những đội thuyền trên sông toàn là trai tráng khỏe mạnh lực lưỡng và chèo thuyền giỏi. Mỗi đội thuyền gồm 9-11 người làm nhiệm vụ chèo thuyền, còn có thêm người cầm cờ, trống và hò những câu như “Dô ta này, cố lấy giải này, dô ta nào!”. Khi tiếng còi khai cuộc vang lên, những chiếc thuyền phóng như bay trên mặt nước, không khí trên sông đầy kịch tích và hai bên sông vô cùng náo nhiệt. Ban đầu họ xuất phát cùng nhau nhưng dần dần có đội về đích trước, có đội về sau, dù thắng hay thua họ đều ôm nhau cười nói rất vui vẻ. Lễ hội đua thuyền đã trở thành một hoạt động văn hóa, thể thao vô cùng ý nghĩa với dân làng. Nhờ có những lễ hội như vậy mới có thể gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa cho thế hệ sau.
Tối qua, thôn của em đã tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi. Đúng bảy giờ ba mươi phút, nhà văn hóa thôn đã rất đông đúc. Các anh chị, bạn nhỏ đều rất háo hức chờ đợi chương trình bắt đầu. Tiết mục mở màn là bài nhảy hiện đại sôi động của các anh chị đoàn viên. Sau đó là các tiết mục hát song ca của hai bạn Lan Anh và Hà Trang. Cuối cùng là một tiểu phẩm hài do các cô chú xóm Đông biểu diễn. Mỗi khi một tiết mục kết thúc là những tràng pháo tay lại vang lên rộn ràng. Cuối buổi văn nghệ, mỗi bạn nhỏ đều được nhận một phần quà. Chúng em đều cảm thấy rất vui vẻ và sung sướng.
Tham khảo
Sắp tới trường em sẽ có ngày hội ẩm thực cho cả trường. Mới vào em đã thấy một không gian tuyệt đẹp . Nào là bong bóng đủ các sắc màu thật sặc sỡ , nào là những chiếc rổ rơm được treo lên tường nhìn rất vui mắt. Những bạn học sinh mặc đò rất nhiều màu. Hồng , tím , vàng đầy đủ. Đi một dãy hàng đồ ăn thật thơm ngon. Xong buổi ăn là đến tiết mục múa hát rất vui nhộn. Sau buổi hội vui vẻ , các bạn đã hết năng lượng và giờ vui đã kết thúc.
Lễ hội đền Hùng
Học tốt
mik nha
Cảm ơn
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc lễ hội đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ, tổ chức lớn vào những năm chẵn.
Đó là về lễ hội đền Hùng